Đàn L’EPINETTE

Thuở xưa được cấu tạo bằng 1 bàn điều hòa âm thanh bằng gỗ, trên đó, người ta căng các dây đàn bằng kim loại, mỗi dây 1 nốt nhạc, khi bấm vào phím đàn, 1 dụng cụ, tựa ngòi viết sẽ khảy vào dây đàn và phát ra âm thanh.

Đàn CLAVECIN giống như chiếc Dương cầm nằm (Piano à queue). Ngày nay, đàn thường được trang trí bằng nhiều hoa văn hay tranh ảnh. Bàn phím có 5 quãng 8. Một số đàn (như hình vẽ trên) có 2 bàn phím ứng với mỗi nốt nhạc là có 2 hoặc 3 dây kim loại. Người ta dùng lông quạ hay lưỡi gà bằng da thuộc để khảy các dây này.

Đàn PIANO – FORTE

(Tiếng Ý: Piano : êm dịu, yếu forte : vang dội, mạnh)

Âm thanh được phát ra nhờ những chiếc búa gỗ gõ vào dây đàn. Đó là điểm chủ yếu để so sánh với đàn clavecin – Đàn Piano ngày nay vẫn sử dụng cách thức đó, sau rất nhiều cải tiến.

Trước đây, Methode Rose đã có những tóm lược về lịch sử âm nhạc. Nhưng bảng tóm lược đó không còn phù hợp với sự phát triển văn hóa hiện nay.

Càng ngày người ta càng thấy rõ tầm quan trọng của âm nhạc. Sự phát triển hài hòa của âm nhạc, từ thế kỷ này sang thế kỳ khác là một điều kỳ diệu. Do đó, chúng tôi đã cho xuất bản quyền sách “Lịch sử Âm nhạc”, quyển sách rất cần thiết cho những ai quan tâm đến âm nhạc, những thính giả nghe nhạc trên đài phát thanh …

Ở đây, chúng tôi chỉ ghi lại cho các bạn học Piano vài nét về những danh tài sáng chói của loại đàn này.

Những hình ảnh ở trang trước đây cho chúng ta biết, loại đàn mà chúng ta đang sử dụng là kết quả của 1 quá trình tìm tòi và sáng tạo của nhiều thế hệ nhạc sĩ và nhạc công điêu luyện.

Trong số những tiền thân của đàn dương cầm, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến cây đàn clavecin, bởi vì các bậc thầy vĩ đại đã sáng tác trên cây đàn này.

Trường phái đàn Clavecin của Pháp thế kỷ thứ XVII và XVIII rất đáng kể, với các nhạc sĩ

CHAMBCONNIÈRES (1602 – 1672) – với những bản nhạc tự sự và vũ khúc – d’ANDRIEU, CLERAMBAULT, FRANCOIS COUPERIN vĩ đại (1668 – 1733) với 4 quyển sách gồm những bản nhạc viết cho đàn clavecin mang tên là ORDRES đã toát ra cái phong cách tôn quý, hàm súc và mỹ lệ đặc trưng cho tâm hồn Pháp, RAMEAU (1689 – 1764) nổi tiếng nhất với các nhạc kịch và với tư cách là một nhà cách tân về hòa âm, cũng là một bậc thầy về Clavecin với những tác phẩm đã trở thành khuôn mẫu cho phong cách cổ điển Pháp.

Những nhạc sĩ Ý : FRESCOBALDI (1583 – 1643), PASQUINI (1637 – 1710), nhà diễn tấu sáng chói với “Liên Vũ Khúc”, DOMENICO SCARLATTI (1685 1757) với những bản “Esercizi” viết cho hòa tấu, rất sáng giá, trong đó phong cách cao nhã, mỹ diệu đã làm nổi bật tài năng độc đáo của tác giả.

Các nhạc sĩ Đức : nổi bật trên tất cả các bậc thầy cổ điển là JEAN-SÉBASTIEN BACH (1685 – 1750), người đã viết nên những tác phẩm cho đến nay vẫn còn làm cột trụ vững chắc nhất trong danh mục các tác phẩm cho đàn có bàn phím. Bach vốn dĩ là một người có phong cách giản dị, tao nhã. Trên cương vị giáo sư, nhạc sĩ đại phong cầm, nhạc trưởng giáo đường, ông đã viết nhiều bản nhạc cho đại phong cầm, cho đồng ca và cho hòa tấu. Chúng tôi xin kể ra đây những tác phẩm tiêu biểu nhất viết cho đàn clavecin mà ngày nay chúng ta chơi trên dương cầm: “ “Sách dạy đàn Clavecin dành cho Anna Magdalena Bach” (Bạn trăm năm của ông) “Liên khúc Pháp” “khúc phóng tác cho hai và ba giọng” ” Clavecin điều hòa (Bình quân luật) (1719)

Một trong số 20 người con của ông PHILIPPE EMMANUEL BACH nổi tiếng vì đã sáng tạo ra loại nhạc “Sonate”.

HÆ DELL (1685 – 1759) sinh tại xứ Saxe, sống tại Anh, là tác giả của những “Liên khúc cho đàn clavecin”

Nối tiếp theo đây là vị thiên tài tinh túy nhất của mọi thời đại : MOZART (1756 – 1791). Sinh tại Salzbourg, Áo, mới lên bốn cậu bé đã sáng tác những vũ khúc rất dễ thương để đánh trên đàn Clavecin. Từ 6 đến 10 tuổi, ông đã theo cha đi biểu diễn tài nghệ thần đồng khắp châu âu, khiến cho thế giới kinh ngạc. Đi đến đâu, ông cũng khơi lên 1 làn sóng hâm mộ và thán phục.

Ông được hoan nghênh, chiêu đãi và chìu chuộng khắp nơi. Người ta kể rằng, vào năm 1762, tại cung đình thủ đô Viên, nhà danh tài trẻ tuổi đã trượt chân và dập mũi mạnh lên sàn nhà. Một Tiểu thư vương tước vội chạy đến đó cậu dậy : “Cô tốt quá, tôi muốn cưới cô làm vợ!”- Cậu bé nói thế. Vị nữ vương tước đó không ai khác hơn là bà hoàng hậu bất hạnh nước Pháp : Marie Antoinette!

Mozart đã viết những kiệt tác vĩ đại : Đám cưới Figaro, cây sáo thần. Ông cũng là tác giả của Những tác phẩm cho đàn Clavecin, Những bản Sonate, v.v… Ông mất đi lúc mới 35 tuổi, gia cảnh rất nghèo nên phải an táng ở hầm chôn công cộng.

HAYDN (1732 – 1809) đã sáng tác trên 30 bản Sonate, 20 bản Concerto dành cho dương cầm, v,v… Trong tác phẩm của ông hiện rõ những tính chất duyên dáng, thanh lịch, tinh tế. Ông là thầy đã dạy hòa âm cho Beethoven.

Kế tiếp là ba bậc thầy có vị trí khiêm tốn hơn: Clementi (1752-1832), Dussek (1791- 1812) và Steibelt (1765-1823). Các bạn có thể cảm nhận nét duyên ngầm đặc trưng của thế kỷ XVIII qua những bản Sonatine (sonate nhỏ) và những tác phẩm dễ tập của họ.

Với Beethoven (1770-1827), có thể nói nhân loại đã chạm đến đỉnh cao của âm nhạc. Nhà soạn nhạc thiên tài này là tác giả của những bản giao hưởng luôn đem đến cho chúng ta những cảm xúc sâu sắc. Ông dành một tình yêu đặc biệt cho cây đàn piano và đã sáng tác rất nhiều tác phẩm ở thể loại Fantasia, Variation, Bagatelle, Rondo, Prelude, 6 bản Sonatine và 32 bản Sonate. Những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông phải kể đến là Sonate Clair de Lune (sonate ánh trăng), Appassionata, Aurore.

Beethoven thường hay đi dạo một mình ở các miền quê, nhờ đó các sáng tác của ông diễn tả được chất thơ sâu lắng của thiên nhiên. Nhưng cuộc đời của ông rất bất hạnh bởi những chật vật mưu sinh và sớm bị điếc.

Có thể nói, Beethoven chính là gạch nối, là bản lề giữa thời kỳ cổ điển và lãng mạn.

Trong số những nhạc sĩ thuộc trường phái lãng mạn, chúng ta có thể kể tới:

CH.M. WEBER (1786-1826), tác giả của những bản Sonate, Polonaise và bản “L’Invitation à La Valse” (lời mời khiêu vũ).

SCHUBERT (1797-1828) được biết đến nhiều nhất qua những bản nhạc mang âm hưởng Đức, và bên cạnh đó là các sáng tác dành riêng cho piano như tập Moment musical hay Impromptus, mà chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận được những cảm xúc chân thật cùng nguồn cảm hứng tươi mới trong âm nhạc của ông.

MENDELSSOHN (1809-1847), tác giả của những Romances sans paroles (bài ca không lời).

SCHUMANN (1810-1856) là một nhạc sĩ với lối sáng tác có xu hướng cách tân rất táo bạo. Trong lĩnh vực sáng tác cho piano, ông đã để lại cho chúng ta các tác phẩm như Papillons (bươm bướm), Carnaval (ngày hội giả trang), Scènes d’Enfants (cảnh tượng trẻ thơ), Aranesques (vũ điệu Ả rập), Novelettes (nhạc thể loại tự do cho piano), Albums pour la jeunesse (tuyển tập cho thanh niên), những bản Concerto, Sonate, những tác phẩm dành cho hai người biểu diễn…

Cũng trong thời kỳ này, STEPHEN HELLER, CZERNY đã viết rất nhiều khúc luyện tập dành cho piano mà các bạn sẽ có dịp làm quen trong thời gian tới.

Kế tiếp là ba bậc thầy có vị trí khiêm tốn hơn: CLEMENTI (1752-1832), DUSSEK (1791- 1812) và STEIBELT (1765-1823). Các bạn có thể cảm nhận nét duyên ngầm đặc trưng của thế kỷ XVIII qua những bản Sonatine (sonate nhỏ) và những tác phẩm dễ tập của họ.

Với Beethoven (1770-1827), có thể nói nhân loại đã chạm đến đỉnh cao của âm nhạc. Nhà soạn nhạc thiên tài này là tác giả của những bản giao hưởng luôn đem đến cho chúng ta những cảm xúc sâu sắc. Ông dành một tình yêu đặc biệt cho cây đàn piano và đã sáng tác rất nhiều tác phẩm ở thể loại Fantasia, Variation, Bagatelle, Rondo, Prelude, 6 bản Sonatine và 32 bản Sonate. Những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông phải kể đến là Sonate Clair de Lune (sonate ánh trăng), Appassionata, Aurore.

Beethoven thường hay đi dạo một mình ở các miền quê, nhờ đó các sáng tác của ông diễn tả được chất thơ sâu lắng của thiên nhiên. Nhưng cuộc đời của ông rất bất hạnh bởi những chật vật mưu sinh và sớm bị điếc.

Có thể nói, Beethoven chính là gạch nối, là bản lề giữa thời kỳ cổ điển và lãng mạn.

FRANZ LISZT (1811-1886) là một trong những tài năng xuất chúng đương thời. Những tác phẩm của ông gây được tiếng vang lớn trong dư luận nhưng cũng vấp phải không ít những khó khăn. Những tác phẩm tiêu biểu của ông phải kể đến như những bản Concerto, Sonate cung Si thứ, Etudes transcendantes (những khúc luyện tập cao cấp), Années de Pèlerinages (những năm tháng hàng hương), Méphisto Valse (điệu valse Mephitsto), Saint François d’Assise prêchant aux oiseaux (thánh Phanxicô Assise giảng đạo cho loài chim), Saint François de Paule marchant sur les flots (thánh Phanxicô Phaolô bước trên những con sóng), 15 khúc Rhapsodies Hongroise (phóng tác Hungari)…

Tên tuổi của nghệ sĩ dương cầm lỗi lạc thời kỳ lãng mạn – FRÉDÉRIC CHOPIN (1810-1849) – chắc hẳn đã quen thuộc với các bạn. Sau này, các bạn có thể sẽ cảm nhận được sức hút thực sự của người nhạc sĩ được mệnh danh là “thi sĩ của cây đàn piano” qua các tác phẩm của ông. Chopin lướt trên phím đàn bằng tất cả những cảm nhận sâu lắng nhất về sự chuyển động của âm thanh. Đặc biệt ông chỉ sáng tác các nhạc phẩm dành cho đàn piano. Các tác phẩm ở thể loại Concerto, Polonaise, Mazurka, Valse, Étude, Prélude, Nocturne, Marche Funèbre, cho chúng ta thấy một tâm hồn mơ mộng dịu dàng mà đắm say.

BRAHMS (1833-1897) là một tài năng vĩ đại khác. Ông là nhạc sĩ thuộc trường phái lãng mạn cuối cùng của Đức. Ông còn được biết đến là một nhà thơ với phong cách hoàn toàn khác với Chopin. Các sáng tác của ông mang tính xây dựng nhiều hơn là sự duyên dáng, quyến rũ. Tác phẩm của ông tiêu biểu ở các thể loại như Variation, Rhapsodie, Danse Hongroise, Concerto…

BERLIOZ vĩ đại (1803-1869) là một trong những vinh quang của nền nghệ thuật quốc gia Pháp, nhưng có một điều đặc biệt, ông không phải là nghệ sĩ dương cầm và chẳng hề ưa những nghệ sĩ dương cầm! Ngược lại, Saint Saens (1835-1922) đã từng là thần đồng piano trước khi trở thành một nhà soạn nhạc có kỹ năng điêu luyện nhưng lại hơi khô khan.

CÉSAR FRANCK (1822-1890) – một nghệ sĩ dương cầm tiếng tăm đã viết rất nhiều các tác phẩm với một nguồn cảm hứng dạt dào như Prélude, Choral và Fugue, Aria, Final…

EMMANUEL CHANBRIER (1841-1894) soạn nên những nhạc phẩm có tính chất khác biệt, hài hước và châm biếm như Pièces Pittoresques (những khúc nhạc hay), Bourrée Fantasque (những chuyện khôi hài).

GABRIEL FAURE (1845-1924) là một nhạc sĩ có phong cách cổ điển tiêu biểu và chuẩn mực mang tâm hồn Pháp được thể hiện qua những giai điệu trong trẻo, mượt mà tựa như thơ. Ông đã để lại cho chúng ta các tác phẩm ở các thể loại như Prélude, Impromptu, Barcarolle, Nocturne, Theme et variations…

Tiếp theo là một nhà cách tân nổi tiếng người Pháp: CLAUDE DEBUSSY (1862-1918), người đã châm ngòi cho một cuộc cách mạng âm nhạc thực sự. Ông đã tạo nên những hòa âm mới mẻ, tinh tế, bay bổng, đầy màu sắc với những cung bậc nhẹ nhàng, mượt mà. Đàn piano chiếm một vị trí ưu tiên trong các sáng tác của ông: Arabesques (điệu vũ ba lê – 1888), Ballade (1890), Suite Bergamasque (liên khúc Bergamasque), Clair de Lune (dưới ánh trăng), Estamples, l’Isle Joyeuse (đảo vui), Images (hình ảnh), Étude, Children’s Corner (1908), Prélude (1910)… Có thể thấy rằng ảnh hưởng của Debussy là rất đáng kể.

MAURICE RAVEL (1875-1937) cũng sử dụng kỹ thuật hòa âm giống Debussy nhưng các sáng tác của ông cô đọng hơn, trong sáng hơn. Trong các sáng tác của Ravel dành cho piano, đặc biệt phải kể tới Jeux d’Eau (trò chơi dưới nước – 1901), Miroirs (những tấm gương), những bản Sonatine, Gaspard de la nuit (Gaspard trong đêm), Valses nobles et sentimentales (những điệu valse cao quý và trữ tình” – 1911), le Tombeau de Couperin (lăng mộ của Couperin)…

Bây giờ ta hãy đi một vòng quanh Châu Âu.

Ở Nga, từ năm 1850 đến nay đã mọc lên một trường phải dương cầm rất độc đáo, mà “màu mè” có vẻ là yếu tố nổi bật. Các nhạc sĩ BALAKIREW (1836 – 1910) với bản “Islamey” – RACHMANINOFF với “Những khúc dạo”MUSSORGSKY (1839 – 1881), tác giả liên khúc nổi tiếng: “Những bức tranh trong một cuộc triển lãm” (1874). Nhạc sĩ SCRIABINE với 10 bản Sonate, Nhạc sĩ PROKOFIEFF, sinh năm 1891, với bản “Ảo ảnh thoáng qua”.

Ba Lan được tôn vinh với danh tài lừng lẫy PADEREWSKI, người đã đảm nhận chức vụ Tổng Thống Cộng hòa Ba Lan sau thế chiến 1914 – 1918. Ở Na-Uy, GRIEG (1843 – 1907) là tác giả của bản concerto cung la thứ, với những tiết tấu tương phản thật độc đáo.

Trường phái dương cầm Tây Ban Nha, từ 1890 đến 1920 đã đem lại cho chúng ta những nhân tố mới du nhập từ dân ca bán đảo Tây Ban Nha. Các nhạc sĩ : ALBENIZ (1860 – 1909) với các bản Cordoba, IbériaGRANADOS (1867 – 1916), với các bản Goyescas, Danzas Espanolas, Zarzuelas.

MANUEL DE FALLA (1876) tác giả nổi tiếng bản “Đời sống ngắn ngủi” đã viết cho dương cầm những bản “Pièces es pagnoles”.

Nay hãy trở lại nước Pháp với STRAVINSKY. Ông sinh năm 1882, người Nga nhập tịch Pháp rồi sau đó lại nhập quốc tịch Mỹ. Đó là người đầu tiên sử dụng kỹ thuật “đa âm” có nghĩa là ông đã chập lên nhau những âm độ khác nhau. Ông đặc biệt nổi tiếng với những vũ khúc, ngoài ra ta còn thừa hưởng của ông một concerto viết cho dương cầm. Trong trường phái đa âm còn có :

HONEGGER sinh năm 1892, trữ tình và mãnh liệt. Nơi ông, ta cũng thấy có ảnh hưởng của BACH. Ông đã sáng tạo ra những tiết tấu tân thời rất sinh động.

DARIUS MILHAUD sinh năm 1892, ngón đàn thật tuyệt mỹ và tinh tế.

FRANCIS POULENC (1899) độc đáo và tinh tế trong truyền thống Pháp. Đã viết cho dương cầm: Mouvements perpétuels.

Ngày nay nhiều nhạc sĩ trẻ cũng đang sáng tác cho dương cầm; các bạn lần lượt sẽ làm quen với họ.

Các bạn đang học chơi môn nhạc khí có khả năng bất tận này. Các bạn hãy nghĩ đến ngày mà nó sẽ mang đến cho các bạn nguồn vui khôn cùng, khi mà các bạn đã vượt qua những khó khăn buổi đầu. Đồng thời là một món tiêu khiển, nó cũng thực sự làm cho tâm hồn bạn phong phú hơn lên. Một số trong các bạn sẽ là những danh tài, những nhạc sĩ sáng tác trong tương lai, tiếp nối truyền thống của những người đi trước mà chúng ta vừa mới đọc qua sơ lược tiểu sử.

Chat Zalo