Ferdinando Carulli

KHÁI QUÁT NHỮNG LÝ THUYẾT ÂM NHẠC CƠ BẢN

Để ghi chép âm nhạc ta dùng loại ký hiệu đặc biệt gọi là nốt nhạc. Nốt nhạc gồm có bộ phận chính là đầu nốt (một hình bầu dục nhỏ và tuỳ từng loại nốt người ta thêm vào thành nốt những hình dạng khác nhau mà ta quen gọi là đuôi nốt.

Trong âm nhạc, một nốt (đại diện cho âm thanh) phát ra phải có bốn thuộc tính:
a. Cao độ: Là độ cao hay thấp của âm thanh
b. Trường độ: Là độ ngân dài hay ngán của âm thanh
c. Cường độ : Là độ vang to hay nhỏ (cũng có nghĩa là sắc thái của âm thanh)
d. Âm sắc: Là màu sắc của âm thanh, ví như tiếng kèn khác tiếng sáo, tiếng hát khác tiếng đàn…

Trong cuốn sách này chúng ta tìm hiểu ba thuộc tính Cao độ, trường độ và cường độ.

Dưới đây là hình dạng của những nốt nhạc cơ bản:

A. CAO ĐỘ

1. Tên nốt: Để gọi tên các cao độ khác nhau, người ta đã dùng bảy chữ đầu câu của một bài thơ La – tinh cổ:
Ut (sau đổi thành Đô), Rê, Mi, Pha, Xon, La, Xi.

Khoảng cách giữa hai nốt liền nhau không đồng đều mà có độ chênh lệch đôi chút thí dụ bấm trên đàn Ghita, ta sẽ thấy:
Từ Đô đến Rê cách nhau một cung
Từ Rê đến Mi cách nhau một cung
Nhưng từ Mi đến Pha thì chỉ cách nhau 1/2 cung (gọi là nửa cung)

Tiếp tục ta có:
Pha đến Xon cách nhau một cung
Xon đến La cách nhau một cung La đến Xi cách nhau một cung
Xi đến Ut (hoặc Đô) cách nhau nửa cung.

2. Khuông nhạc, dòng kẻ phụ và khoá nhạc:
Để thể hiện các cao độ khác nhau người ta dùng 5 dòng kẻ song song cách đều nhau, xen giữa giữa 5 dòng là các khe, thứ tự của dòng và khe được tính từ dưới lên, đó là khuông nhạc.

Nếu nốt nhạc quá cao hoặc quá thấp, ta dùng thêm những dòng kẻ phụ và những khe phụ.

Đầu mỗi khuông nhạc có một hình vẽ gọi là khóa nhạc. Có ba loại khóa thường dùng:

Tùy theo khóa nhạc mà người ta có cách đọc các nốt trong khuông nhạc khác nhau. Đàn Ghita dùng khóa Xon với nét bút khởi đầu ỏ dòng thứ hai. Với khóa này các nốt nhạc trong khuông được đọc như sau:

3. Dấu hóa và hóa biểu
Có 3 loại dấu hóa chính:

Dấu thăng đẩy nốt nhạc lên nửa cung. Dấu giáng lùi nốt nhạc xuống nửa cung. Dấu bình trả nốt về vị trí tự nhiên của nó sau khi đã bị biến thiên do ảnh hưởng của dấu thăng hoặc dấu giáng.
Những dấu hoá nếu xuất hiện bất thường trong bản nhạc thì chỉ ảnh hưởng từ khi xuất hiện đến khi có vạch nhịp. Đó là Dấu hóa bất thường.
Những dấu hoá tập trung ở đầu khuông nhạc (sau khoá) có hiệu lực đối với toàn bộ bản nhạc, được gọi là dấu hoá chính thức. Tập hợp của dấu hoá chính thức gọi là hoá biểu.

Đôi khi ta dùng dấu thăng kép (x) để đẩy nốt đã thăng lên tiếp nửa cung, và dấu giáng kép (bb) để đẩy lùi dấu đã giáng xuống tiếp nửa cung.
Có thể đặc hóa biểu đến bảy dấu thăng cũng như đến bảy dấu giáng. Thứ tự xuất hiện của dấu thăng và dấu giáng như sau:

4. Giọng và điệu
Nốt chính của một bài hát hoặc một bản nhạc (thường là nốt kết thúc) được gọi là giọng của bản nhạc đó.
Tính cách (vui, buồn…) chi phối giọng, gọi là điệu
Điệu có 2 loại: Điệu trưởng và điệu thứ
Với mỗi hóa biểu ta có hai giọng: Giọng chính thuộc điệu trưởng và giọng tương quan thuộc điệu thứ thấp hơn giọng chính hai bậc (một quãng 3 thứ =1,5 cung)

Có thể căn cứ hoá biểu mà tìm được giọng và điệu theo bảng sau:
– Không thăng hoặc giáng ta có Đô trưởng hoặc La thứ
– Một dấu thăng (Xon trưởng hoặc Mi thứ)
– Hai dấu thăng (Rê trưởng hoặc Si thứ)
– Ba dấu thăng (La trưởng hoặc Pha thăng thứ)
– Bốn dấu thăng (Mi trưởng hoặc Đô thăng thứ)
– Năm dấu thăng (Si trưởng hoặc Xon thăng thứ)
– Sáu dấu thăng (Pha thăng trưởng hoặc Rê thăng thứ)
– Bảy dấu thăng (Đô thăng trưởng hoặc La thăng thứ)
– Một dấu giáng (Pha trưởng hoặc Rê thứ)
– Hai dấu giáng (Si giáng trưởng hoặc Xon thứ)
– Ba dấu giáng (Mi giáng trưởng hoặc Đô thứ)
– Bốn dấu giáng (La giáng trưởng hoặc Pha thứ)
– Năm dấu giáng (Rê giáng trưởng hoặc Si giáng thứ)
– Sáu dấu giáng (Xon giáng trưởng hoặc Mi giáng thứ)
– Bảy dấu giáng (Đô giáng trưởng hoặc La giáng thứ)
Như vậy, từ hoá biểu ta tìm ra hai giọng: một giọng trưởng (giọng chính) và một giọng thứ (giọng tương quan).

Chat Zalo