Để tự học viết hợp âm cho một bản nhạc không quá khó nhưng cũng không phải dễ. Hôm nay Việt Hoàng Phong sẽ hướng dẫn cho các bạn một cách viết hợp âm đơn giản hơn rất nhiều bằng cách sử dụng bảng tuần hoàn hợp âm.

  1. Giới thiệu

Tôi muốn nhấn mạnh rằng bài viết này chưa hẳn là trọn vẹn, bạn luôn có thể sáng tác, “phát minh” hợp âm mới và làm nhiều điều hơn nữa. Chắc chắn rằng để bắt đầu đặt hợp âm cho bản nhạc, muốn bản nhạc mình được hay, thì trước hết giai điệu phải hay, sau đó bạn đặt hợp âm bạn thích vào, tất nhiên phải phù hợp và hoà âm với giai điệu của nó. Bạn có thể thử một loạt hợp âm xem nó có phù hợp không, nhưng tôi sẽ giới thiệu một cách nhanh hơn để tìm hợp âm phù hợp, đó là sử dụng bảng “tuần hoàn hợp âm”.

  1. Bảng tuần hoàn hợp âm

“Bảng tuần hoàn hợp âm” là gì ? Vâng, đó là một nhóm hợp âm cơ bản mà phối được với nhau. Bạn có thể thấy Bảng tuần hoàn hợp âm ở phía dưới bài viết này.

Để tìm hợp âm phù hợp với bản nhạc bạn muốn, bạn chỉ có thể chọn MỘT “key” từ Bảng và sử dụng bất kỳ các hợp âm trên dòng “key” đó. ( theo chiều ngang ). Tiếp theo là viết một dãy hợp âm theo bản nhạc và cuối cùng nhưng quan trọng không kém, là lời bài hát. Bạn cũng có thể bắt đầu với lời bài hát và tìm ra hợp âm cho chúng ( nếu bạn đã rành ).

  1. Cách sử dụng Bảng tuần hoàn hợp âm

Nếu bạn biết nhạc lý trước thì nhìn bảng tuần hoàn hợp âm, bạn có thể thấy rằng dòng hợp âm thứ I-IV-V được làm nổi bật trên bảng, là những hợp âm phổ biến nhất trong tất cả các bài nhạc. Dòng hợp âm I-IV-V được gọi là “tông cho giọng trầm” ( âm trầm hoàn toàn ) được viết bởi các nhà soạn nhạc thời xưa – cụ thể hơn nữa, chuỗi hợp âm I-IV-V được sử dụng nhiều ở những điệu blue, rock,…Về cơ bản, hợp âm đầu tiên bạn nên chơi là hợp âm I, sau đó là hợp âm IV và cuối cùng là hợp âm V. Sự kết hợp này là bắt buộc để hỗ trợ nhau trong bản nhạc. Ví dụ, bài “Liquor Store Blues” của Bruno Mars là ở hợp âm E ( Mi trưởng ) thì key E sẽ có chuỗi hợp âm E-C#m-G#m-A-B.

Ở phía trên Bảng, bạn có thể thấy “thang cao độ” có bảy cung khác nhau và được mô tả bằng số La Mã I VII.

Ví dụ:

Key C  sẽ là : C D E F G A B C ( 7 cung – cách nhau một cung  )

Key A#  sẽ là : A# C D D# F G A A#

Key A  sẽ là: A B C# D F F# G# A

Như vậy, chuỗi hợp âm I-IV-V sẽ là:

Key C  C-F-G

Key A#  A# – D# – F

Key A  A-D-E

Nếu bạn chú ý đến key “gam trưởng” thì bạn có thể thấy nó được chia thành 3 “nhóm”. Nhóm có các hợp âm I-IV-V là chuỗi hợp âm chủ và nhóm có hợp âm II-III-VI là chuỗi hợp âm phụ và VII sẽ là hợp âm giảm. Vì vậy, nếu bạn có trình độ tốt, bạn sẽ dễ dàng tìm ra hợp âm IV, V vì đơn giản chỉ cần chơi các hợp âm chủ và lấy tông hát làm gốc.

Key G  G A B C D E F# G  I-IV-V = G- C- D

Với một bản nhạc, bạn chỉ cần có ba hợp âm chủ, nếu muốn hay hơn thì bạn có thể chơi thêm vài hợp âm phụ nữa ( hoặc một cũng được ) để tăng tính hấp dẫn cho bài hát.

  1. Lời kết

Hy vọng hướng dẫn này sẽ giúp bạn một chút trong việc tìm hiểu chọn các hợp âm đặt vào bản nhạc.
Hãy in “Bảng tuần hoàn hợp âm” hoặc lưu lại nhé.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ : www.viethoangphong.com

——– CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG ———

(***) Có thể bạn chưa biết?  Học đàn Ukulele nhanh

Chat Zalo