I- TẦN SỐ ( FREQUENCY)

– Tần số của âm thanh được định nghĩa là số dao động trọn vẹn được tạo ra trong 01 giây.
– Đơn vị đo của tần số là Hec (Hez) được tính bằng đại lượng nghịch đảo của thời gian tạo ra một dao động trọn vẹn.
(FREQUENCY) F =
Với F : tần số
T : Thời gian thực hiện một chu kỳ dao động

Ví dụ: Ta có một dao động với t = 1 ms, tức là t = s

Khi đó ta có : F= = = 1000 Hz
· Như vậy, với âm thanh cao thì số lần dao động trong một giây sẽ nhiều hơn số lần dao động trong một giây của âm thanh trầm, tức là âm thanh cao thì tần số cao còn âm thanh trầm thì tần số thấp.
· Các đơn vị khác của tần số: 1KHz = 1 000 Hz
1 MHz = 1 000 000 Hz
· Tần số âm thanh mà tai người nghe được nằm trong khoảng :
20 Hz ’ 20 000 Hz ( Với người trẻ tuổi)
100 Hz ’ 15 000 Hz ( Với người già)
· Độ nhậy thính giác cao nhất của tai người nghe nằm ở tần số 1000 Hz và màng nhỉ cộng hưởng tốt nhất với dải tần từ 800 ’ 2 000 Hz, chính vì lý do này mà khi hiệu chỉnh âm thanh người ta thường không nâng cao tần số trong khoảng từ 800 ’ 2 000 Hz lên nữa mà cần nâng cường độ của tần số Trầm hoặc Cao lên nhiều để bù vào mức cảm thụ kém của tai người nghe ở những tần số này.
v Đồ thị biểu thị độ cảm thụ âm thanh của tai người
dB

II- BƯỚC SÓNG ( WAVELENGT)

Bước sóng là khoảng cách giữa 2 điểm kế tiếp sau một chu kỳ dao động của sóng lan truyền
– Ký hiệu : l (Lăm đa)
– Đơn vị đo là : m (mét )
– Sự liên quan giữa bước sóng với tốc độ âm thanh được biểu hiện bằng công thức :
l =
Với C : Tốc độ âm thanh ( m)
F : Tần số (Hz)

Ví dụ: Ở tần số 150 Hz trong không khí thì bứơc sóng là : l = = 2, 28 m
Như vậy, bứơc sóng của các tần số Trầm lớn hơn bước sóng của các tần số cao nên độ lan toả ở trên mặt đất ít bị ngăn trở của vật chướng ngại hơn, vì lí do đó người ta thường để loa Trầm ở vị trí thấp, và các loa tần số cao ở vị trí cao. Tuy nhiên tần số Trầm dễ bị cộng hưởng với các kích thước của thùng loa hơn tần số cao.

III- FA ( PHASE)

Fa của một dao động được hiểu là chiều quy ước của dao động đó so với điểm không tại thời điểm dao động đó đạt được biên độ từ 0 đến cực đại và trở về 0.

Ví dụ:
– Ở thời điểm từ 0 đến T1 là Fa dương.
– Ở thời điểm từ T1 đến T2 là Fa âm.
Trên thực tế, điều này rất quan trọng vì tại một thời điểm nếu hai dao động có cùng một biên độ, cùng tần số nhưng ngược Fa nhau thì sẽ triệt tiêu lẫn nhau.

Ví dụ:
– Hai loa giống nhau để cạnh nhau và đấu ngược cực thì âm thanh phát ra với cùng một nguồn tín hiệu sẽ bị ngược Fa nhau làm cho nhỏ đi và bị nghẹt.
– Hai micro đấu ngược Fa nhau nếu để cùng một người nói thì âm thanh sẽ bị ngược Fa, kết quả là tiếng nói sẽ nhỏ đi hoặc bị nghẹt.

 Hai tín hiệu W1 và W2 ngược Fa nhau

IV- ĐỀ XI BEN (DB)

Khi thực hiện các phép tính toán trong lĩnh vực AUDIO, người ta thường sử dụng một đơn vị đo là dB (Đề xi ben). Đơn vị đo này thực chất chỉ là một đơn vị đo trung gian có tác dụng chuyển đổi các số đo từ hệ đếm PASCAL sang hệ đếm LOGARIT. Sở dĩ có chuyển đổi này vì độ cảm thụ của tai người nghe đối với sự thay đổi của cường độ âm thanh phù hợp với hệ đếm LOGARIT hơn, điều đó dẫn đến việc tính toán, thiết kế các thiết bị âm thanh và các hệ thống loa được dễ dàng và chính xác hơn.
Ví dụ: Khi ta nghe một thùng loa với công suất 100 W ta thấy rất lớn và ta sẽ nghĩ là nếu để thêm một thùng nữa bên cạnh ta sẽ nghe lớn gấp đôi. Nhưng thực tế tai người không cảm thấy như vậy mà chỉ cảm thấy lớn hơn một chút mà thôi.
Khi ta có 100 W thì Log 100 = 2 Bel = 20 dB. Tức là, nếu tại một điểm nào đó trong không gian ta có 100 W âm thanh thì tại điểm đó, tai người sẽ cảm nhận được một áp lực âm thanh (SPL) với đơn vị chuyển đổi là 20 dB
Giả sử cũng tại điểm đó, ta nâng công suất lên gấp đôi. Khi đó ta có:
Log 200 = 2,3 Bel = 23 dB
Như vậy, để tăng thêm 3 dB áp lực âm thanh lên tai người nghe. Ta phải tăng gấp đôi công suất âm thanh.
· Các kết quả thực nghiệm trên thực tế đối với tai người nghe cho thấy:
– Với ± 3 dB : Có cảm thấy khác biệt chút ít về độ lớn
– Với ± 6 dB : Cảm thấy rõ ràng sự thay đổi lớn
– Với ± 10 dB: Cảm thấy âm thanh lớn gấp đôi hoặc giảm một nữa
– Tai người không thể nghe quá 130 dB
– Tiếng còi hụ của xe lửa ở khoảng cách 1 m đạt 120 dB
· Để đảm bảo đủ áp lực âm thanh với người nghe trong phòng cần:
– Với nhạc Disco : 115 dB
– Với nhạc Rock : 110 dB
– Với nhạc Pop : 100 dB
– Nhạc giao hưởng : 90 dB
· Khi ở một khoảng cách cố định với nguồn âm, tai người nghe sẽ cảm nhận được:
– Tăng 3 dB là tăng gấp đôi công suất
– Tăng 6 dB là tăng gấp 4 lần công suất
– Tăng 10 dB là tăng gấp 10 lần công suất
– Giảm 3 dB là giảm ½ công suất
– Giảm 6 dB là giảm ¼ công suất
– Giảm 10 dB là giảm công suất
Như vậy : Tăng 6 dB gần giống như khoảng cách giữa người và loa giảm một nữa.
Giảm 6 dB gần giống như khoảng cách giữa người và loa tăng gấp đôi.
· Cách tính áp lực âm thanh (SPL) chuyển đổi từ công suất sang dB.
Quy cách lấy Logarit: Với các số chẵn quy đổi được để trở thành 10 0 thì Logarit thập phân của số đó chính bằng số mũ n.
Ví dụ:
1 = 10o ’ log 1 = 0
10 = 101 ’ log 10 = 1
100 = 102 ’ log100 = 2
1000= 103 ’ log1000 = 3
Với các số lẻ không quy đổi được ta phải trả theo bảng in sẵn hoặc sử dụng thước đo Logarit.
Vì áp lực âm thanh (SPL) mà tai người cảm thụ được khi đứng ở các vị trí khác nhau so với nguồn âm thanh là khác nhau, cho nên khi tính áp lức âm thanh theo dB ở một điểm nào đó, người ta phải dựa vào mức chuẩn mà các nhà chế tạo đã tính toán đối với từng loại loa. Mức chuẩn này gọi là độ nhạy của loa.
Tức là : Nhà sản xuất cho 1 W công suất ở một tần số cố định nào đó vào loa sau đó dùng Micro để ở khoảng cách 1 m trứơc loa và dùng máy đo áp lực SPL để xác định áp lực âm thanh hay còn gọi là độ nhạy của loa tại điểm đó.
Ví dụ:
– Loa Peavey – 2G có độ nhạy 101 dB /w/ m
– Marsall ST5 có độ nhạy 102 dB / w / m
1 – Tính SPL tại công suất muốn tính của loa :
SPL = 10 x Log P1: Là công suất 1 W
P2 : Là công suất muốn tính

 1 – Tính SPL tại khoảng cách muốn tính của loa:

SPL = -20 x Log X 1: Là khoảng cách 1 W
X2 : Là khoảng cách muốn tính

Ví dụ: Loa 2226 H (JBL) có SPL 1 w/ 1m = 101 dB. Nếu ta đưa vào loa một công suất 300 W thì khi đó SPL của loa sẽ là:

SPL = 10 x Log = 10 x Log = 10 x 2,477 = 24,8 dB
Như vậy áp lực âm thanh tổng cộng của loa 222 6 H khi ta đưa vào loa 300 W và đo ở khoảng cách 1 m sẽ là :
SPL TC = 101 + 24,8 dB = 125,8 dB
Vây SPL của loa sẽ là bao nhiêu khi ta đưa vào loa 300 W và đứng ở khoảng cách 8 m:
Ta có SPL 8m = 20 x Log = 20 x 0,9 = 18 dB
Vậy SPL tổng cộng của loa 222 6 H hoạt động ở công suất 300 W và điểm đo là khoảng cách 8 m sẽ là:
SPL 8m = 125,8 – 18 dB = 107,8 dB

@GHI NHỚ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

– ­­Khi ráp xong hệ thống âm thanh việc test Fa của hệ thống là vô cùng quan trọng, vì trong quá trình sử dụng và lắp đặt thường có sự nhầm lẫn nên rất dễ có sự nghịch Fa (Thiết bị Test gồm 2 bộ phận rời, một là để phát ra dao động, và môt là dùng để thu dao động phát ra từ loa, nếu tất cả các loa đều hiện đèn xanh là cùng Fa, loa nào hiện đèn đỏ là nghịch Fa, thiết bị này có thể mua tại các cửa hàng bán âm thanh chuyên nghiệp)
– Trong trường hợp không có thiết bị test Fa, chúng ta có thể dùng Núm Balance trên Mixer đảo âm thanh nhạc qua lại giữa hai cột loa, nếu cột nào nghe kém hơn thì là có thùng nào đó loa bị đứt hoặc bên trong có loa bị nghịch Fa.
– Khi để micro cho chủ toạ nói nếu để hai cái mà âm thanh khó lên, bị sượng, dễ hú ta thử ngắt đi một cái nếu âm thanh tốt hơn thì nghĩa là có một micro nghịch Fa.
– Nếu có điều kiện nên mua thêm thiết bị đo áp lực âm thanh ( Máy đo SPL tính bằng dB) và bộ kiểm tra dây nối (máy test dây), khi đó ta có thể kiểm tra độ đồng đều của áp lực âm thanh trong khu vực khách nghe. Từ đó hiệu chỉnh hướng loa và điều chỉnh công suất cho đúng.

CÁC VẤN ĐỀ VỀ CÔNG SUẤT

I –ĐỊNH NGHĨA:

– Công suất là đại lượng đặc trưng cho mức năng lượng tiêu thụ hoặc phát ra của máy.
-Đơn vị đo của công suất là Oát (W) và các bội số của Oát là:
Kilo Oat (KW) = 1 000 W
Mega Oat (MW) = 1 000 000 W
Nếu ta đưa một tải có điện trở là R, ta đặt lên hai đầu tải R đó một điện áp U, dòng điện qua tải sẽ là I. Khi đó công suất trên tải được tính bằng công thức:

P = U x I

Vì dòng điện qua tải: I =
Nên cũng có thể tính theo công thức : P =
Như vậy ta thấy rõ nếu điện trở tải càng nhỏ thì công suất tiêu thụ trên tải càng lớn. Điều này giải thích vì sao đầu 2 loa song song ( Parallel) ta sẽ thấy âm thanh ra lớn và nghe có lực hơn.
Với một thiết bị điện hoặc một ampli, chúng ta nên phân biệt hai công suất khác nhau:
· Công suất tiêu thụ: là công suất biểu hiện cho giá trị thực của năng lượng mà máy tiêu thụ từ nguồn điện.
P tiêu thụ = U nguồn x I nguồn
· Công suất phát ra : là công suất biểu hiện cho giá trị thực của năng lượng máy cho ra trên tải tiêu thụ.
P phát ra = U ra x I ra (Đo trên tải)
· Hiệu suất: Hiệu suất làm việc của một máy là tỷ số giữa công suất phát ra và công suất mà máy tiêu thụ.
H =
Như vậy máy làm việc càng tốt và càng tiết kiệm năng lượng thì hiệu suất càng cao, tất nhiên là hiệu suất (H) luôn luôn nhỏ hơn 1 (£ 1) vì P Ra luôn nhỏ hơn P tiêu thụ.

II –CÁC LOẠI CÔNG SUẤT KHI MÁY HOẠT ĐỘNG:

1. Công suất đỉnh: (P Peak) là công suất cao nhất mà máy có thể phát ra được mà chưa bị bão hoà. Khi làm việc với công suất này, máy chỉ chịu đựng được trong một thời gian ngắn.
2. Công suất hiệu dụng: ( P Rms) là công suất tối đa mà máy có thể làm việc trong một thời gian dài : P rms = 0,7 x P Peak
3. Công suất thường trực (P pecmanans): P ave là công suất mà máy có thể làm việc được liên tục 24 giờ trong nhiều ngày.
P ave = 0,63 x P Peak

Ví dụ: Ta có một Main (Power) có ghi P maximum là 1000 W . Như vậy:
– Công suất đỉnh : P peak = 1 000 W
– Công suất hiệu dụng : P rms = 0,7 x 1 000= 700 W
– Công suất thường trực: P ave = 0,63 x 1000 = 630 W
Ta có một loa ghi P max= 200 W, có nghĩa là:
– Công suất đỉnh : P peak = 200W
– Loa làm việc tốt với P rms= 0,7 x 200= 140 W
– Và khi làm việc suốt ngày thì loa sẽ làm việc tốt với công suất:
P ave = 0,63 x 200 = 126 W
@GHI NHỚ VÀ BÀI HỌC THỰC TIỄN:
I. Khi thiết kế hệ thống âm thanh nên quan tâm đến môi trường và số lượng người nghe để mang cho đủ loa:
Theo tiêu chuẩn quốc tế:
1. Trong phòng:
– Âm thanh nói: tối thiểu 1 W / 1 người.
– Âm thanh ca nhạc : tối thiểu 1,5 W /1 người
2. Ngoài trời:
– Âm thanh nói: tối thiểu 2 W / 1 người.
– Âm thanh ca nhạc : tối thiểu 3 W / 1 người
3. Với nhạc Rock, công suất tối thiểu là : 6 W / 1 người
Ví dụ: Giả sử ta làm âm thanh trong hội trường với 500 người nghe và có phát biểu lẫn ca nhạc ta phải mang đi tôí thiểu 1,5 x 500 = 750 W và đó là công suất hiệu dụng, tức là công suất thực tế mang đi là :
750 W = 0,7 P peak Þ P peak = = 1 071 W
II –Khi mang hệ thống âm thanh và ánh sáng đi làm việc nên tính toán trứơc công suất tiêu thụ để báo cho phía đối tác chuẩn bị cung cấp điện cho đủ.
Ví dụ: Ta mang đi:
– 5 ampli loại có công suất tiêu thụ 1200 W /1 cái
– 5 ampli loại có công suất tiêu thụ 2000 W / 1 cái
– Hệ thống Mixer và thiết bị xử lý tín hiệu tiêu thụ khoảng 500 W
– 48 đèn Par, công suất 1000 W / 1 cái (Chia làm 4 màu)
– 4 Đèn Halogen 1500 W / 1 cái.
– 2 máy khói 1200 W / 1 cái
– 1 đèn Follow 1200 W
– 8 Đèn kỹ xảo 500 / 1 cái.
Như vậy công suất tổng cộng ta cần có là:
P=5×1200+5×2000+500+ (48 / 4)x 1000 + 1500x 4 + 2×1500 + 1200 + 8×1500 = 50 700 W
Từ công thức P =UxI Ta có I =
Với điện áp tiêu thụ là 220 V ta có cường độ dòng diện cần cung cấp là:
I == 230 A (Với CB nguồn 1 Fa)
Nếu CB nguồn 3 Fa ta chỉ cần CB 80 A cho 1 FA với điều kiện ta phải chia dòng tiêu thụ qua tải đều trên 3 Fa.

BÀI 4:
ĐIỆN TRỞ – TỤ ĐIỆN- ĐIỆN CẢM (CUỘN DÂY)
I –ĐIỆN TRỞ:
– Điện trở là đại lượng đặc trưng cho sức cản và tiêu thụ điện.
– Ký hiệu: R
– Đơn vị đo điện trở Ôm (W) hoặc Kilo Ôm 1 KW =1000 W
– Sự liên quan giữa điện trở, điện áp và dòng điện được biểu thị theo công thức sau:
R=U/Iiện áp đặt trên R (V)
I : Dòng điện đi qua R (A)
Điện trở dùng để cản trở dòng điện hoặc định vị chế độ làm việc cho các phần tử khuếch đại.
ĐIỆN TRỞ TƯƠNG ĐƯƠNG
1. Nếu ta có nhiều điện trở mắc nối tiếp thì điện trở tương đương sẽ là :
R TĐ = R1 + R2 + R3 + … + Rn

R1 R2 Rn
h h h h h h h
2. Nếu ta có nhiều điện trở mắc song song thì điện trở tương đương sẽ là:

R TĐ =
R 1

 R2

h h

R n

Ví dụ: Ta có 2 điện trở R1 = 8 W và R2 = 8 W. Như vậy nếu mắc nối tiếp (seria) thì: RTĐ = R1 + R2 + = 8 W + 8 W = 16 W
Nếu mắc song song thì: :
Vì một số điện trở có kích thước quá nhỏ không thể ghi số lên được nên người ta ghi trị số của điện trở bằng các vòng mầu theo quy ước:
ĐEN
0
NÂU
1
ĐỎ
2
CAM
3
VÀNG
4
XANH LÁ CÂY
5
XANH DƯƠNG
6
TÍM
7
XÁM
8
TRẮNG
9

 Con số thứ nhất

Con số thứ hai

Số con số không
Sai số theo %

Ví dụ:

Nâu Đỏ Cam Vàng

 1 2 000 4%

Trị số là 12.000 W ha y 12 KW với sai số 4 %
II –TỤ ĐIỆN (CAPA)
– Tụ điện là thiết bị dùng để lưu trữ, nạp, phóng điện, lọc điện và lọc tần số.
– Ký hiệu : C
– Đơn vị đo của tụ điện : Fara (F) hoặc MicroFara ( mF)
TỤ ĐIỆN TƯƠNG ĐƯƠNG
Cách tính tụ điện tương đương khi có nhiều tụ điện mắc nối tiếp (Seria) hoặc song song (Parallel) ngược với cách tính của điện trở. Tức là:
1 Nếu có nhiều tụ mắc nối tiếp thì tụ tương đương là:
· ·
C1 C2 C3 Cn
C TĐ=

 2 Khi có nhiều tụ mắc song song thì tụ tương đương là:

C1
· ·
C2
C

Cn
Hình 4.3

CTĐ =C1 + C2 + C3 +…+ Cn
Ví dụ:Ta có 2 tụ điện C1 = 2mF và C2 = 8 m F
Nếu mắc nối tiếp :

Nếu mắc song song: CTĐ=C1+ C2 =2 + 8 =10 mF
Tụ điện có tác dụng lưu trữ điện năng và phóng điện, tính năng này được áp dụng trong các bộ lọc điện hoặc trong các bộ dao động. Tụ có trị số càng lớn thì càng cho tần số thấp đi qua và có trị số càng nhỏ chỉ cho tần số cao đi qua mà thôi.
III –ĐIỆN CẢM
– Điện cảm là đại lượng đặc trưng cho độ cảm ứng từ của cuộn dây.
– Ký hiệu : L
– Đơn vị đo là : Henry (H) hay MiliHenry (mH)
– Công thức tính:

Trong đó: N: Số vòng dây
B: Bán kính nửa cuộn dây
C: Chiều dày lớp dây quấn
A: Độ dài cuộn dây
Cuộn dây càng nhiều vòng thì trị số địên cảm ứng (mH) càng lớn và nó càng cộng hưởng ở tần số thấp, tức là nó càng cho tần số thấp đi qua nhiều. Do đó, tuỳ theo trị số của nó mà cuộn dây được dùng trong các vị trí khác nhau của bộ lọc phân tần trong loa hoặc dùng để chống sốc của dòng điện.
ĐIỆN CẢM TƯƠNG ĐƯƠNG:
Khi ta có nhiều cuộn dây mắc nối tiếp (seria) hoặc song song (parallel) thì trị số tương đương của nó cũng giống như cách tính điện trở, tức là:
1. Nếu có nhiều cuộn dây nối tiếp thì điện cảm tương đương sẽ là:

LTĐ = L1 + L2 + L3 +………+ Ln
2. Khi có nhiều cuộn dây mắc song song thì điện cảm tương đương:

ß Ghi nhớ và bài học thực tế:
1) Trở kháng thông thường của loa là 8 W, như vậy : Hai loa mắc song song sẽ có trở kháng tương đương là 4 W, khi ta sử dụng 2 loa mắc song song thì công suất đẩy ra của ampli sẽ lớn hơn và âm thanh nghe có lực hơn.
– Điện trở thường được sử dụng trong các bộ lọc thụ động của loa Fullrange với tác dụng điều chỉnh âm lượng của loa Hight hay loa Mid cho hài hoà với loa Bass. Công suất của các loại điện trở này thường khoảng từ 10 ’ 20 W
2) – Khi mua tụ để làm bộ lọc loa nên mua các tụ chất lượng cao(tụ gốm, tụ dầu..) có Vol chịu đựng cao ( lớn hơn 100 V)
– Các tụ chịu dòng lớn như tụ xuống Mat của loa Bass nên mua tụ có vỏ nhôm của Hàn Quốc , Nhật hoặc Mỹ.
– Khi xài nhiều loa nhỏ gắn trần hoặc loa phóng thanh (loa sắt ), ta có thể mắc song song tất cả với nhau sau đó cho qua một tụ 20 mF hoặc 25 mF, rồi nối vào cực (+) của ampli là sử dụng được, còn nếu có điều kiện thi cho mỗi loa qua 1 tụ 20 mF ’ 25 mF rồi nối song song với nhau sau đó đấu vào ampli.
3) Cuộn dây sử dụng cho Loa Bass 30, 40 hoặc 50 cm phải dùng dây đồng lớn ( có tiết diện dây 1 ly 3 ’ 1 ly 5 ) thì mới không nóng và âm thanh mới tốt, còn sử dụng cho loa MID hoặc HIGHT thì có thể dùng dây nhỏ hơn ( có thể từ 0,9 – 1,1 ly)

BÀI 5
MIXER
I –BALANCED VÀ UNBALANCED : (CÂN BẰNG VÀ KHÔNG CÂN BẰNG)
1. THẾ NÀO LÀ BALANCED VÀ UNBALANCED:
A) BALANCED (CÂN BẰNG):NGÕ NHẬP, DÂY DẪN, HAY JACK CẮM ĐƯỢC GỌI LÀ BALANCED KHI MÀ Ở ĐÓ HAI FA CỦA TÍN HIỆU ĐỘC LẬP VỚI DÂY MÁT.
CỤ THỂ:
– FA DƯƠNG HÀN VÀO CỰC DƯƠNG ( QUY ƯỚC)
– FA ÂM HÀN VÀO CỰC ÂM ( QUY ƯỚC)
– DÂY MÁT BỌC BÊN NGOÀI FA (+) VÀ FA (-)

 b) Unbalanced (Không cân bằng): Ngõ nhập, dây dẫn hay jack cắm được gọi là unbalanced khi mà ở đó Fa âm của tín hiệu được nhập chung với dây mát.

Cụ thể:
– Fa dương hàn vào cực dương (+) (Quy ước)
– Fa âm nhập chung với dây mát.

2. Tại sao phải sử dụng Balanced?
Tất cả các dây nối Micro hay nối máy đều có thể đấu Balanced hay Unbalanced. Tuy nhiên ngày nay các hệ thống âm thanh chuyên nghiệp đều đấu Balanced. Sở dĩ như vậy vì Balanced có ưu điểm sau:
– Làm giảm nhỏ các tiếng ù điện (50 Hz) hoặc ù tần số cao.
– Làm giảm nhỏ các tiếng tạp âm điện và tạp âm nhiệt.
– Làm giảm nhỏ các tín hiệu nhiễu từ đến trong không gian .
– Mở rộng dải tần của tín hiệu.
Sở dĩ như vậy là vì: Chúng ta đều biết một tụ điện được tạo bởi 2 bản cực với chất cách điện ở giữa, chính vì vậy với dây Unbalanced (1 ruột và 1 vỏ Blander) đã tạo thành một tụ điện, dây kéo càng dài thì giá trị tụ càng lớn mà đặc tính của tụ điện là cho tần số đi qua, cho nên khi dây Unbalanced kéo quá dài các tần số nhiễu dễ lọt qua và làm thất thoát tần số xuống Mat còn với dây Balanced cực âm và cực dương nằm trên hai dây trong ruột xoắn lại còn vỏ thì bọc chung sẽ làm giảm trị số tụ điện này dù dây kéo dài trị số của tụ tăng lên không đáng kể nên các tần số nhiễu ít lọt qua hơn và sự thất thoát tần số xuống Mat cũng ít hơn.
Cụ thể:
– Dây Unbalanced thường không thể kéo dài quá 5 m.
– Dây Balanced có thể kéo dài đến 150 m.
– Đường dây Balanced đảm bảo mở rộng dải tần số của tín hiệu tốt hơn.
Tuy nhiên dây nối Balanced đòi hỏi các thiết bị âm thanh phải có mạch nhập (Input) hoặc xuất ra (Output) cũng là Balanced, điều này khiến thiết bị có giá thành cao hơn và người sử dụng cũng phải cẩn thận hơn trong việc hàn, kiểm tra và bảo quản dây jack. Đây cũng là lý do khiến các thiết bị âm thanh thông thường hoặc Amateur thường người ta sử dụng dây Unbalanced.

DƯỚI ĐÂY LÀ CÁCH HÀN MỘT SỐ LOẠI DÂY VÀ JACK CẮM
Hàn dây Micro Balan ced
Jack Canon (XLR)

  Hàn từ Jack Canon đến

Jack 6 ly Stereo

 Hàn nối 2 Jack 6 ly Balanced

 Hàn từ Jack 6 ly Unbalanced đến

Jack 6 ly balanced

Hàn nối 2 Jack 6 ly Unbalanced

Return Inputs
(Stereo ¼

 Hàn dây insert ( dây chèn tín hiệu)

  Hàn từ Jack 6ly Balanced đến Jack Canon

 Hàn từ Jack 6ly Balanced đến Jack 6 ly Unbalanced

 Screen (Shield)

Hàn dây Headphone

Ground
Right Signal
Left Signal

Screen( Shield)

ÂM THANH MONO VÀ STEREO
1. Âm thanh Mono : là âm thanh với một đường tiếng duy nhất và kêu giống nhau ớ tất cả các loa. Như vậy dù có bao nhiêu loa mà âm thanh giống nhau thì vẫn là âm thanh mono.
2. Âm thanh Stereo : là âm thanh với nhiều đường tiếng (ít nhất hai đường) và âm thanh kêu khác nhau ở tất cả các loa.
Mục đích của Âm thanh Stereo :tái tạo lại sự sống động của một buổi trình diễn làm cho người nghe có cảm giác thích thú như đang nghe dàn nhạc trình diễn trên sân khấu, đồng thời tạo ra nhiều hiệu ứng đặc biệt trong âm thanh. Với mục đích nâng cao giá trị của ban nhạc hay ca sỹ.
Ví dụ :chúng ta có thể để tiếng trống kick ở cả hai loa. Nhưng trống Tom và Hi heat thì cái kêu ở loa này cái kêu ở loa kia. Violon bè 1 ở loa này, bè 2 thì ở loa kia, … thì người nghe sẽ cảm thấy sống động hơn.
Nhược điểm của Âm thanh stereo là: đòi hỏi người nghe phải ở vị trí tương đối nằm giữa các cột loa thì hiệu ứng stereo mới có hiệu quả.
Lưu ý : nếu phải thiết kế 4 cột loa cho 1 khu vực có bề ngang quá rộng chúng ta nên thiết kế theo thứ tự left – right – left – right.
II –MIXER (BÀN HÒA ÂM):
v Chức năng: Mixer là trung tâm điều khiển của hệ thống âm thanh với nhiệm vụ hòa trộn nhiều đường tín hiệu vào khác nhau, hiệu chỉnh âm lượng và âm sắc theo ý muốn sau đó đưa ra các đường tín hiệu theo yêu cầu sử dụng.
Ví dụ: Output Master là đường tín hiệu chính đưa xuống phục vụ khán giả.
-Output Monitor là đường tín hiệu đưa lên sân khấu phục vụ ban nhạc.
-Output Aux hoặc Output Group là đường tín hiệu đưa ra trộn Echo hoặc xe đài truyền hình, phát thanh…
v Nhiệm vụ và cách điều chỉnh các ngõ cắm:
1. MIC:
– Ngõ nhập dành cho Micro hoặc những nhạc cụ có độ khuyếch đại yếu( Biên độ tín hiệu vào nhỏ hơn hoặc xấp xỉ 50 mV)
– Ngõ nhập này có thể sử dụng Balanced hoặc Unbalanced và để đảm bảo độ an toàn cũng như tránh sock điện khi ta rút jack ra hoặc cắm vào đột ngột lúc máy đang hoạt động các ngõ nhập này thường sử dụng jack canon.

Mát vỏ nối với cực số 1 = =2 Dương
1
=3

Am
2 –LINE :
– Ngõ nhập dành cho các nguồn tín hiệu chuẩn đã qua xử lý và khuyếch đại có biên độ tín hiệu trong khoảng từ 0,7 V đến 1,4 V.
– Ví dụ: Organ, trống điện, Ghi ta có qua các bộ làm tiếng, Compacdisk, Cassette,…
– Ngõ này có thể sử dụng jack Balanced hoặc Unbalanced, nhưng thông thường là Unbalanced.
3 -INSERT :
– Ngõ nhập dùng để chèn tín hiệu, chỉ sử dụng Unbalanced.
– Ngõ này đưa tín hiệu ra và trở về trên cùng một jack để sửa tiếng cho từng đường khi chúng ta muốn sử dụng thêm các thiết bị xử lý tín hiệu dùng để gây hiệu quả mà mixer không có chức năng đó ( ví dụ: Compressor, Equalizer, bộ phá tiếng ).

4 –DIRECT OUT ( Balanced hoặc Unbalanced) : Ngõ ra của tín hiệu không đi qua Volume tổng.Thường dùng cho các thiết bị thu âm( Record).
5 – AUX : Ngõ chia tín hiệu, ngõ này chia ra làm 2 loại : AUX PRE và AUX POST.
AUX PRE: tín hiệu được chia không đi qua volum( Father) thường được dùng cho monitor, ban nhạc hoặc cho xe đài, quảng cáo…
AUX POST : tín hiệu được chia đi qua volum ( Father) tức là khi đẩy volum to nhỏ thì tín hiệu của AUX cũng bị ảnh hưởng theo.
AUX này thường được dùng để trộn EFFECT (Echo,Reveb) hoặc cho ngõ Control ca.
6 –AUX SEND (Balanced hoặc Unbalanced) : Ngõ gửi tín hiệu AUX đi đến các máy xử lý tín hiệu (Echo , phase…) hoặc dùng để monitor cho ban nhạc Control ca, quảng cáo, xe đài…
7 –AUX RETURN (Balanced hoặc Unbalanced) : Ngõ nhập tín hiệu trở về của các đường Auxsend.
8 –SUB OUT (Balanced hoặc Unbalanced): Đường Out ra của tín hiệu tổng( master)
9 –CR OUT (Balanced hoặc Unbalanced) :Đường Out kiểm tra tín hiệu hoặc để control.
10 –TAPE OUT (Unbalanced) : Dùng để đưa tín hiệu đến đầu Tape.
11 –TAPE IN (Unbalanced) : Dùng để đưa tín hiệu từ Tape vào.
12 –MAIN INSERT (Left / Right): Dùng để chèn thêmbộ sửa tiếng hoặc xử lý tín hiệu cho đường out xuống main.
13 –MONO OUTPUT (Balanced hoặc Unbalaced) :Ngõ nhập chung tín hiệu out ra của hai đường Left và Right.
14 –MAIN OUT (Balanced hoặc Unbalanced):Đường out Left và Right xuống Main.
15 –Công tắc POWER : Công tắc nguồn.
16 –Công tắc PHANTOM:Công tắc đưa điện DC cung cấp cho Micro condenser.
17 –HEADPHONE: Ngõ cắm ra Headphone để nghe tín hiệu tổng quát (Dùng Jack stereo)
Left

Right

Mát
18 –SUM : Đường ra của tín hiệu tổng, dùng để kiểm tra hoặc dùng thêm Main cho một hướng khuếch đại khác để có thể khống chế riêng biệt .
19
III -ĐIỀU CHỈNH VÀ SỬ DỤNG:
1 –GAIN hay TRIM: Điều chỉnh biên độ tín hiệu vào
Núm này giúp chúng ta định lượng tín hiệu vào sao cho biên độ tín hiệu vào không vượt quá khoảng làm việc tốt nhất của phần tử khuếch đại đầu tiên của MIXER.
C
I
B
A: Điểm làm việc tốt nhất A
BC : Đọan làm việc tốt nhất
của tín hiệu

Về nguyên tắc GAIN chỉ cân chỉnh một lần khi thử thiết bị.
Nếu Mixer có đồng hồ chỉ thị hoặc đèn led báo tín hiệu ( công tắc PFL, SOLO) thì ta bật lên và căn sao cho đồng hồ tối đa đến mức 0 dB hoặc gần đến đèn led đỏ (Over load) là được.
Khi điều chỉnh Voloume ra (Fader) nếu đã quá vị trí 0 dB mà tiếng vẫn còn nhỏ thì ta mới nâng GAIN lên .Trong trường hợp không có PFL, SOLO thì ta căn theo đèn báo Overload cho đến khi đèn sắp báo overload là vừa, và khi không có cả đèn báo overload thì ta phải nghe sao cho tín hiệu không bị bễ tiếng.
Không nên vì sợ bễ tiếng mà giảm GAIN quá nhiều , điều này sẽ làm
giảm bớt tần số trầm của các nhạc cụ nền ( trống kích, ghi ta bass, co
ntrebass….) và làm giảm hiệu ứng lực của âm thanh ( cảm thấy âm thanh không chắc, không có lực …) do đó cố gắng giữ vị trí thẳng đường là tốt nhất.

Ta thấy tần số sẽ đi theo hai ngã khi qua Volume Gain

2 – AUX SEND:
– Gửi tín hiệu đến Effect hoặc Monitor, khởi điểm ban đầu chúng ta nên để ở vị trí thẳng đường và sẽ hiệu chỉnh theo đèn overload của main monitor.
-Nên lưu ý đến các công tắc nhấn:
1) Pre /Post: AUX đó có chạy qua Volum ( Father) hay không
2) Shift: Công tắc đổi vị trí của Aux.ví dụ : AUX 3,4 đổi thành AUX 5,6
3 –TREEPLL (HIGHT): Hiệu chỉnh tần số cao.
Một số Mixer thường lấy đỉnh ở tần số 12 KHz và một số Mixer khác có thể lấy cao hơn. Với các Mixer chỉ có 3 Band EQ là Low –Mid –Hight , khi chỉnh núm Hight có thể có tác dụng từ tần số 5 KHz trở lên với độ Effe lên đến ± 15 dB.ban đầu ta để vị trí thẳng đường sau đó tăng giảm tùy theo từng giọng ca hoặc loại nhạc cụ. Tuy nhiên mức hiệu chỉnh cũng không quá ± 6dB.
Với bất kỳ dàn âm thanh nào thì việc đảm bảo tần số cao cũng là điều cực kỳ quan trọng bởi vì các hài âm của giọng ca và nhạc cụ phần lớn nằm trong giải tần số cao. Nếu tần số cao ra đủ nó sẽ làm cho tiếng Cymbais được sắc nét, tiếng ca có độ tinh tế rõ lời và góp phần quan trọng vào sự sống động của âm thanh, làm cho âm thanh có “hồn.”
Tuy nhiên cũng cần lưu ý một số trường hợp với các nhạc cụ bị nhiễu điện hoặc bị “rít” bị “xì” , chúng ta phải giảm bớt nút này để cho nguồn âm được trong trẻo và “xa”.

+15
+10
+5dB
0 dB
-5 dB
-10
-15

1K 2K 5K 10K 20K

4 –MID –BOST –FREQUENCY –CUT : Hiệu chỉnh tần số trung bình
Núm này điều chỉnh tần số trong khoảng 100 Hz đến 2,5 đến 5 KHz. Đây là giải tần số có ảnh hưởng rất lớn với giọng ca và với nhiều nhạc cụ. Nó cũng có độ ảnh hưởng rất mạnh đến tai người nghe, nếu chỉnh thiếu sẽ tạo nên độ mờ và mỏng của âm thanh. Ngược lại nếu chỉnh quá dư sẽ gây nên hiệu ứng khó chịu nơi người nghe .
– Thông thường với tiếng ca thường không lấy quá vị trí thẳng đường .
– Thường được lấy lên với Ghi ta solo và giảm bớt với ghi ta bass để giảm bớt tiếng “ùm” của thùng loa.
Với Mixer sử dụng Bost và Frequency thì núm Frequency được dùng để quét trong dải tần với mục đích lựa chọn tần số thích hợp và núm Bost có tác dụng tăng cường hay giảm bớt tần số mà mình đã lựa chọn . Khi để núm này ở vị trí thẳng đường thì việc lựa chọn tần số của núm Frequency sẽ không có tác dụng .
Với các công tắc : CUT (Low Cut & Hight Cut) khi nhấn vào sẽ bớt dải tần dưới hoặc trên số ghi trên Mixer với độ Effe từ 12 đến 18 dB.

+15
+10
+5
0 dB
-5
-10
-15

100 200 1K 1,5K 2K 2,5K 4K 6K 8K 20K

5 –LOW –(BASS ):Hiệu chỉnh tần số thấp
Núm này hiệu chỉnh tần số trong khoảng 30 Hz → 800 Hz với đỉnh Effe trong khoảng 70 Hz → 80 Hx. Trong toàn bộ dải tần số thấp trong khoảng 30 → 440 Hz còn được gọi là tần số nền, nó tạo nên độ dầy và đầy đặn của tòan bộ dàn nhạc mà trong đó quan trọng nhất là tiếng ghita bass và tiếng trống Kik, nó tạo nên độ dầy và sâu của tiếng ca, đặc biệt là các giọng nam trầm. Cần lưu ý tránh hiệu ứng (bonk và boom) còn gọi là (ùm bass) ở các tần số 100 Hz và 120 Hz. Thông thường trong một dàn nhạc việc nâng bass lên mức cao ưu tiên cho ghi ta bass và trống Kik, còn với nhạc cụ khác là không cần thiết trừ trường hợp độc tấu nhạc cụ.

40 80 100 1K 10K

6 –PAN : Cân bằng tín hiệu ra của từng đường trên hai ngõ Output left và right.
– Có tác dụng chia nhạc cụ cho hai cột loa để tại hiệu ứng stereo.
Lưu ý: Khi ca sĩ đứng trước cột loa nào ta hiệu chỉnh PAN cho cột loa đó nhỏ đi.
– Với những Mixer đơn giản chỉ có moat đường Monitor hoặc không có ta dùng PAN để lấy một bên left hoặc right làm monitor và sau đó hiệu chỉnh lại PAN để cân bằng tín hiệu của từng đường giữa kênh monitor và kênh ca.
7 –MUTE:
Dùng để tắt mở tín hiệu ra của từng đường khi cần thiết, giúp cho chúng ta xử lý nhanh hơn trong việc tắt mở từng đường mà không cần Fader.
8 –SOLO:
Công tắc kiểm tra mức tín hiệu ra của từng đường trên đồng hồ Counter hoặc đèn led.
9 –PHANTOM:
Đưa điện DC (18 ’ 54 V) lên cung cấp cho ngõ nhập Micro trong trường hợp sử dụng Micro điện.
10 – FADER:
Volume chỉnh to nhỏ của từng đường với mức chuẩn tối đa nằm dB ± 5 %
11 –CÁC NÚT NHẤN KHÁC:
Trên các Mixer chuyên nghiệp còn có các công tắc nhấn với các mục đích sử dụng khác như:
– Đổi đường ra của từng đường trên các ngõ AUX.Ví du: AUX 1-3 hoặc AUX 1-4
– Đưa từng đường vào các nhóm khác (Group). Ví dụ:Group 1-2, Group 3-4…
– Đưa từng đường vào hoặc không cho ra trên hai ngõ ra chính Let và Right…Ví dụ: L-R…
Các công tắc này thường bố trí dọc theo từng đường của Mixer. Nó giúp chúng ta xử lý nhanh và phân bổ tín hiệu trên các hệ thống AUX, Monitot và Master.
12 –GROUP:Hiệu chỉnh tín hiệu của từng nhóm.
Các Mixer chuyên nghiệp thường có các Volume này, vì trên thực tế cùng một lúc chuyên viên âm thanh không thể xử lý quá nhiều đường tín hiệu. Chính vì vậy, chúng ta sẽ sắp xếp các nguồn tín hiệu có cùng một chức năng vào cùng một nhóm và khi đó việc xử lý to, nhỏ của nhiểu đường vào cùng một lúc sẽ dễ dàng hơn nhờ các Volume của nhóm đó, tức là Volume Group. Ví dụ:
– Các Mic cho bộ trống nằm ở Group 1.
– Các Mic ca bè nằm ở Group 2.
– Dàn Mic cho Violon ở Group 3.
Về nguyên tắc chỉnh cần lưu ý: Volume Master luôn luôn lớn hơn Volume Group và Volume Group luôn luôn lớn hơn Volume của từng đường.

13 –HEADPHONE: Volume này điều chỉnh mức tín hiệu ra của Headphone.
14 –SUM: Volume hiệu chỉnh tín hiệu ra của một đường tíêng phục vụ cho một mục đích khác ( Kéo riêng một hệ thống loa nào đấy) . Tuy nhiên, vì là Volume tổng của hai Volume Left & Right nên chỉ có tác dụng hiệu chỉnh khi ta đã đẩy volume 2 volume Left & Right lên.
15 –MỘT VÀI ĐIỂM CHÚ Ý KHI NGỒI MÁY (MIXER):
Điều quan trọng nhất khi ngồi máy là phải giữ cho đầu óc thật thoải mái. Tránh mọi căng thẳng không cần thiết. Hãy giữ cảm giác như một người ngồi nghe nhạc và phải chú ý nhìn lên sân khấu.
Đừng bao giờ cố gắng cho tất cả mọi đường tín hiệu (mọi loại nhạc cụ và ca) kêu bằng nhau mà vấn đề là trong từng lúc, từng chương trình ta xác định cái gì là chính, cái gì là phụ.
Ví dụ:-Khi hát thì ca sỹ là chính nhưng khi gian tấu thì dàn nhạc là chính và trong ban nhạc, khi nhạc cụ nào chơi Solo thì nhạc cụ đó lại trở thành chính và phải chỉnh cho nổi bật hơn.
Với các bài hát mà nhiều người thuộc, cần xử lý cho tiếng ca ngọt ngào, truyền cảm nhưng với các bài hát nhanh gọn mang tính hài hước thì sự rõ lời là cần thiết nhất.
Khi có nhiều Mic ca hoạt động cùng một lúc thì bớt Echo cũng như các tần số quá cao hoặc quá trầm để loại bớt hiện tượng công âm hoặc nhòe âm gây khó chịu cho người nghe.
Khi hát song ca cần phải nhanh nhẹn trong việc ai và lúc nào là người hát bè chính, ai là người hát bè phụ và nên xử lý Echo cho thật khéo để tạo hiệu quả nổi bật giữa hai người.
Khi biểu diễn với ban nhạc mà không có điều kiện tập trước bắt buộc phải cân các tín hiệu trên Monitor that kỹ và hài hoà cho ban nhạc nghe đồng đều và rõ nét rối mới lo đến bên ngoài.
Khi có sự cố phải thật bình tĩnh, không vội vàng hấp tấp
MỘT SỐ CÁCH KẾT NỐI GIỮA MIXER VÀ CÁC THIẾT BỊ ÂM THANHHỆ THỐNG ÂM THANH CHO NHẠC SỐNG SỬ DỤNG 2 EQ, 2 EFFECT

HỆ THỐNG ÂM THANH CHO NHẠC SỐNG SỬ DỤNG 1EQ, 2 EFFECT

HỆ THỐNG ÂM THANH CHO NHẠC SỐNG SỬ DỤNG 2 EQ, 1 EFFECT

HỆ THỐNG ÂM THANH HÁT KARAOKE CÓ THU ÂM

HỆ THỐNG ÂM THANH CHO STUDIO TẠI NHÀ

Bài 6:
MAIN –(POWER AMPLIFIERS)
I –CHỨC NĂNG:
Là thiết bị đảm nhiệm phần khuyếch đại công suất của tín hiệu và đưa ra loa.

II –CÁC CHỈ TIÊU:
1. Công suất ra: Thông thường các Main thường ghi chỉ tiêu công suất ra tương ứng với các mức Load tải thông dụng khi ta mắc 1 loa, 2 loa parallel hoặc đấu Big mono.
Ví dụ : Crown CSL 1400 có ghi: 500 W /8W -700 W/ 4 W 1500 W / 8 W Big Mono
2. Trở kháng vào :
Tất cả các Main chuyên nghiệp đều có mức trở kháng vào gần giống nhau.
Z v= 20 KW với ngõ vào Balanced
Zv =10 KW với ngõ vào Unbalanced
3. Mức tín hiệu vào: trong khoảng 0,7 V đến 1,4 V
Khi tín hiệu vào dao động trong khoảng này thì mức công suất ra sẽ đạt tối đa trên tải 8 W với Volume GAIN ở đầu vào đạt 26 dB.
4. JACK vào:
Các Main chuyên nghiệp thường có 3 loại Jack input là canon (XLR), 6 ly và Domino (cho trường hợp để máy cố định)
– Khi sử dụng thì Jack 6 ly rất tiện lợi nhưng khi xử lý tín hiệu ta phải giảm nhỏ Volume máy.
– Jack canon có ưu điểm chắc chắn và khi xử lý không gây sốc máy vì cực tín hiệu và cực mát tiếp xúc đồng thời cùng một lúc.
– Nếu đề máy cố định nên đấu vào Đômino vì sử dụng Jack lâu ngày điểm tiếp xúc sẽ bị lên Ten làm nhỏ tín hiệu.
5. Kích thước :
Các hãng khác nhau khi sản xuất thường có cấu tạo của Main khác nhau và khác nhau theo từng Serie nhưng luôn đảm bảo bề ngang mặt máy là 19 “ (48,3 cm)
6. Độ méo tiếng ( Distortion)
Với các Main chất lượng cao thì độ méo tần số thấp (20 Hz ’ 1 KHz) là nhỏ hơn 0,05 % và độ méo tần số cao là nhỏ hơn 0,1 % trong khoảng (15 ’ 20 KHz).
Với các Main chất lượng thấp thì độ méo tiếng ở tần số thấp và tần số cao có thể lớn hơn nhưng phải đảm bảo nhỏ hơn 1 % thì mới có thể sử dụng được.
7. Trở kháng tải (Load Impedance)
Với Main công suất lớn có thể sử dụng với tải là:
+ 2 W ’ 8 W với 2 tải Stereo
+ 4 W ’ 16 Wvới 1 tải Bridg -Mono
+ 1 W ’ 4 W với tải Paralel Mono
III –HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:
1. Headroom (Khoảng dự trữ)
Headroom của một máy hay của một hệ thống âm thanh được hiểu là khoảng cách biệt dự trữ từ mức tối đa của tín hiệu thực tế và mức tín hiệu tối đa mà máy hay hệ thống có thể chịu đựng được.
Ví dụ:
– Nếu hệ thống âm thanh có thể phát một công suất là 1000 W mà trên thực tế ta chỉ sử dụng tới 600 W thì ta đã có khoảng Headroom là 400 W.
– Nếu tín hiệu chúng ta sử dụng bằng với mức đỉnh tối đa mà máy có thể chịu đựng được thì Headroom sẽ bằng 0. Ta gọi trường hợp đó là Clip hay Overload ( quá tải ). Tức là tín hiệu phát ra bắt đầu không còn trung thực nữa hay còn gọi là méo tiếng hoặc bể tiếng (distortion)
Clip
Mức tối đa
Khoảng headroom

Có headroom Không có headroom

2. Cách sử dụng:
a. Vài nét về sơ đồ khối:
– Một Ampli (Main ) bắt đầu với mạch vào ’ phần tiền khuếch đại ’ qua GAIN ’ được khuếch đại tíêp tục ’ đến mạch vi sai cân bằng điểm làm việc của 2 nhánh ’ đến mạch Rive để đảo Fa sau đó đến mạch kích (tầng đệm) ’ cuối cùng là phần công suất với hệ thống Transitor công suất (còn gọi là sò, reap, đômino…) để khuếch đại công suất và đưa ra tải.
– Hệ thống bảo vệ bao gồm các mạch báo quá tải, báo tín hiệu vào, báo nhiệt, mạch Protect bảo vệ và chống sock, mạch giới hạn dùng để bảo vệ Transitor công suất và các cầu chì.
– Toàn bộ main được cung cấp năng lượng bởi một bộ nguồn gồm biến thế, nắn dòng, tụ lọc và các mạch Rờgu(ổn áp) cho phần tiền khuếch đại.

b. Các cách đấu loa:
b.1 –Đấu bình thường cả hai kênh (DUAL)

+Sử dụng tải loa: 4 W ’ 8 W cho 1 Chanel
+Có thể sử dụng Stereo khi ta tách 2 đường tín hiệu vào bằng công tắc Mono-Stereo và để ở vị trí giữa Dual.
+Nếu không sử dụng để kéo loa xa (hệ phóng thanh với Tăngfô line) thì ta bật 2 công tắc trên Đômino bắt loa qua vị trí 4/8 W .Còn nếu dùng để kéo loa xa với Tăngfô line thì để qua vị trí 70 V.
Phương pháp này sử dụng khi mà chúng ta không cần phải nâng công suất lên quá lớn. Điều quan trọng chủ yếu là sự tương xứng giữa công suất của loa và công suất của máy và cần lưu ý là khi đấu 4 W thì công suất của máy có thể tăng từ 10 ’ 30 % nhưng máy chạy nóng hơn.

b.2 -Đấu Parallel –Mono: 2 cọc dương đấu với nhau, bật công tắc đổi ngõ nhập sang Parallel nếu sử dụng đường 70 V để kéo loa xa thì bật công tắc CH1 và CH2 sang chế độ 70 V.

b.3 -Đấu Bridge –Mono : Sử dụng 2 cọc dương của trạm để kéo tải, với một cọc sẽ trở thành cọc âm (-). Thường quy định là cọc phải (+) và cọc trái (-) và Chanel nào là lấy cọc dương thì tín hiệu vào cắm vào Chanel đó.
– Công tắc tín hiệu vào chuyển sang vị trí Bridge –Mono.
-Nếu dùng ở chế độ 70 V thì bật hai công tắc tải sang vị trí 70 V.
-Phương pháp này nối tiếp 2 chanel nên công suất trên tải tăng lên nên gấp đôi nhưng thường người ta không chạy với tải thấp Ôm vì rất nguy hiểm, thường để sử dụng để kéo loa có công suất lớn với trở kháng là 8 W
-Đầu ra của chế độ 70 V sẽ trở thành 140 V do đó phải chuyển các TăngFô line của loa kéo xa sang chế độ 140 V.

b.4 Các lưu ý sử dụng:

– Với các Main công suất lớn, nguồn điện phải đủ cung cấp về điện áp và dây nguồn phải đủ sức chịu đựng về dòng điện, các ổ cắm điện cũng phải đủ sức chịu tải nếu không Main sẽ không đủ sức hoạt động ( ù, yếu, không chạy…) và gây nguy hiểm cho thiết bị nguồn.
– Khi đèn Clip báo đỏ tức là âm thanh hết mức Headroom tiếng sẽ bị bể bắt buộc phải giảm nhỏ nguồn tín hiệu xuống. Trong trường hợp khó khăn ta giảm bớt nhưng tần số quá thấp (dưới 60 Hz) và giảmnhỏ những nguồn tín hiệu không quan trọng.
– Nên đấu các dây loa bằng dây ruột lớn và càng ngắn càng đỡ thiêt hại về công suất và tần số.
– Các Volume của Main nên để ở vị trí lớn để đạt được vị trí tối đa về công suất và độ lợi về tần số. Tuy nhiên nên giảm đi một chút khi sử dụng để dành mức Headroom dự trữ để phòng những tín hiệu gây sock Main như sự va đập của đầu jack , các sự cố bất ngờ trên sân khấu…
– Với trường hợp sử dụng croscovel để chia tần (chạy 2, 3 hoặc 4 way) ta để master của Mixer ở vị trí 0 dB và sau đó cân chỉnh từng Main một để đạt được độ đồng đều trên dải tần. Thường Main công suất nhỏ dùng để kéo way tần số cao và Main công suất lớn dùng để kéo way tần số thấp. Tuy nhiên chúng ta đừng quá tham để tiếng trầm quá lớn mà nên căn vừa đủ hoặc hơi thiếu, khi vào biểu diễn thực tế sẽ vừa đủ hoặc nếu còn thiếu sẽ nâng từ từ.
– Nên để Main ở vị trí có lưu thông không khí sẽ góp phần làm cho sự giải nhiệt của Main được tốt hơn.
– Trừ trường hợp đặc biệt (SOS) còn luôn luôn sử dụng Main với chế độ công suất Pecmanan( Pave) hoặc hiệu dụng (Rms) là tốt nhất.

MỘT SỐ CHỈ TIÊU CÔNG SUẤT CỦA CÁC MAIN CROWN
AMPLIFIER OPECS
Amplifier
Maximum Average Power Load 1
Mono Power Load 2
Dimension 3
PB -1
200 w – 8 W / 240w– 4W
455 W – 8 W
19 x3.5 x16”
PB -2
310 w – 8 W / 445w – 4W
900 W – 8 W
19 x3.5 x16”
PB -3
520 w – 8 W / 720w – 4W
1500 W – 8 W
19 x3.5 x16”
CSL-460
200 w – 8 W / 240w – 4W
455 W – 8 W
19 x3.5 x16”
CSL -800
300 w – 8 W / 425w – 4W
900 W – 8 W
19 x3.5 x16”
CSL-1400
500 w – 8 W / 700w – 4W
1500 W – 8 W
19 x3.5 x16”
PT -1
220 w – 8 W / 305w – 4W
605 W – 8 W
19 x3.5 x16”
PT -2
325 w – 8 W / 460w – 4W
910 W – 8 W
19 x3.5 x16”
PT -3
540 w – 8 W / 760w – 4W
1525 W – 8 W
19 x3.5 x16”
MT -600
220w–8 W/325w–4W/400w–2W
750 W – 4W
19 x3.5 x16”
MT-1200
310w–8 W/480w–4W/675w–2W
1300 W – 4 W
19 x3.5 x16”
MT-2400
540w–8 W/800w–4W/1050w–2W
2070 W – 4 W
19 x3.5 x16”
MA-600
220w–8 W/325w–4W/400w–2W
750 W – 4 W
19 x3.5 x16”
MA-1200
310w–8 W/480w–4W/675w–2W
1300 W – 4 W
19 x3.5 x16”
MA-2400
520w–8 W/800w–4W/1050w–8 W
2070 W – 4 W
19 x3.5 x16”
MA-24×6
See MA-2400/MA-600
NA
19 x3.5 x16”
MA-35×12
See MA -3600VZ/MA-1200
NA
19 x3.5 x16”
MA-3600 XZ
1165w–8 W/1655w–4W/1800w–2W
3600 -4W
19 x3.5 x16”
MA-5000 VZ
1300w–8 W/2000w–4W/2500w–2W
5000 -4 W
19 x5.25 x16”
MA-10000
Mono only
8395W4 –0.5 W
19 x10.5 x17.75”
Studio ref 1
780w – 8 W / 1160 w– 4W 5
2375W – 8 W
19 x 7 x16”
Studio ref 2
355w – 8 W / 555 w– 4W 5
1145W – 8 W
19 x 7 x16”
D-45
25w – 8 W / 35w– 4W
70 W – 8W
19 x1.75 x 9”
D-75 A
40w – 8 W / 55 w– 4W
110 W – 8 W
19 x1.75 x 9”
D-150 A II
95w – 8 W / 155 w– 4W
315 W – 8 W
19 x5.25 x 8.75”
DC-300 A II
175w – 8 W / 305w– 4W
610 W – 8 W
19 x7 x 10.5”
PS- 200
100w – 8 W / 170 w– 4W
345 W – 8 W
19 x5.25 x 8.75”
PS- 400
190w – 8 W / 330 w– 4W
660 W – 8 W
19 x7 x 10.1”
CT -200
110w–8 W/150w–4W/110w–70W
300 W – 8 W
19 x3.5 x 16”
CT -400
200w–8 W/240w–4W/225w–70W
425 W – 8 W
19 x3.5 x 16”
CT -800
305w–8 W/490w–4W/460w–70W
975 W – 8 W
19 x5.25 x 16”
CT -1600
540w–8 W/870w–4W/960w–70W
1745 W -8W
19 x 7 x 16”
(Specification are for 120 VAC, 60 Hz units only .
Please contact your Crown representative for information on other units)

Bài 7:
EQUALIZERS
I –ĐỊNH NGHĨA:
Equalizer là bộ hiệu chỉnh tần số được sử dụng để cân chỉnh âm sắc của hệ thống âm thanh sao cho đạt được hiệu ứng âm thanh tốt nhất với tai người nghe.
Tuỳ thuộc vào từng hệ thống loa và không gian biểu diễn công với tính chất của từng buổi biểu diễn mà chúng ta hiệu chỉnh Equalizer sao cho phù hợp.
II –OCTAVE: là dải tần số nằm giữa 2 nốt nhạc đồng âm
Trong hệ thống ký âm của âm nhạc có 7 nốt đặc trưng cho cao độ của âm nhạc là ĐÔ – RÊ – MI – FA – SOL – LA – SI, mỗi một nốt tương ứng với một tần số nhất định và độ rộng của dải tần số nằm giữa nốt nhạc nào đó với nốt đồng âm kế tiếp đầu tiên ( nốt thứ 8) được gọi là Octave.
Ví dụ: Đồ ’ Đố
Mì ’Mí
Với những nhạc cụ có khoảng âm rộng có thể đạt tới 4’ 5 Octave.
Ví dụ: Đàn Piano, Keyboard..
Về phương tiện toán học để tính số Octave của một dải tần nằm giữa một tần số thấp fL và một tần số cao hơn fH chúng ta có công thức sau:

N :là số Octave
fH : tần số cao tính bằng Hz
fL : tần số thấp tính bằng Hz
Ví dụ : Với dải tần tai người nghe được từ 10 ’20.000 Hz có bao nhiêu Octave

Để tìm N ta lấy Logarit của 2 bên .Ta có: N log 2 = log 1000= 10 Octave= 9,966
Như vậy nếu lấy độ rộng của một băng điều chỉnh là 1 Octave thì để điều chỉnh hết độ rộng của dải tần số ta sẽ có một Equalizer 9 hoặc 10 Band (10 cần).
Ví dụ: Với dải tần số dưới là 880 Hz thì tần số trên là bao nhiêu sau 1 Octave.

Thực tế người ta thường quan tâm đến tần số trung tâm của một dải tần số nào đó và dựa vào nó để tính được hai biên tần số dưới và trên
Ví dụ: Tần số trung tâm là 1000 Hz độ rộng của dải là 1/3 Octave. Khi đó tính từ tần số trung tâm độ rộng nửa trên, nửa dưới của dải là 1/6 Octave.
Ta có:

Nếu tính tỷ số phần trăm thì độ rộng của dải tần so với tần số trung tâm sẽ là:

Như vậy lý thuyết về Octave đã giải thích cho chúng ta hiểu vì sao các EQ không chia khoảng tần số hiệu chỉnh theo thứ tự 10Hz – 100 Hz – 200 Hz – 300 Hz…mà lại là25 Hz – 63 Hz -100 Hz – 160 Hz – 250 Hz…bởi vì các tần số ghi đó chính là các biên tần dưới của số Octave được chia theo số cần của EQUALIZER.
Ví dụ : EQ 30 cần tức là dải tần được chia làm 30 band, mỗi band rộng khoảng
1/3 Octave. Nếu ta lấy 20Hz làm biên tần dưới thì các biên tần dưới tiếp theo sau 1/3 Octave sẽ là 20 – 25- 31,5-40-50-63-80-100-125-160-200-250-315…

PHÂN LOẠI EQUALIZER:
I.Các mạch EQ của MIXER
1. Equalizer 2 band (Tone Control) :
Mạch Tone Control hay còn gọi là mạch Bas-tress là một mạch Equalizer hai band thường được sử dụng trong các Amplifier nghe nhạc hoặc các mixer ít đường phục vụ cho việc phát nhạc. Ưu điểm của loại EQ này là đơn giản, dể sử dụng . Mạch chỉ sử dụng 2 Volume tuyến tính và chia dải tần số làm 2 band. Độ effê đối với tần số Mid (440 ’ 2 KHz) gần như không có. Sở dĩ như vậy là vì các nguồn tín hiệu chuẩn như băng đĩa đã qua xử lý gần như hoàn hảo chỉ cần hiệu chỉnh thêm một chút cho phù hợp với loa hiện có mà thôi. Vì lý do đó các Mixer chuyên nghiệp thường ít sử dụng mạch EQ này, nếu có cũng chỉ có một số đường để xử lý các tín hiệu chuẩn đã qua xử lý mà thôi
2. Equalizer 3 band ( performance)
Loại EQ này chia dải tần ra làm 3 band low-mid-hight với các volum tuyến tính để hiệu chỉnh tần số.
Ưu điểm : đơn giản, dễ sử dụng nên được sử dụng nhiều trong các Mixer
Nhược điểm: vì chia toàn bộ giải tần thành 3 band nên mỗi khi hiệu chỉnh để tăng giảm một tần số nào đó sẽ kéo theo sự tăng giảm của một khoảng tần số rất rộng làm ảnh hưởng đến các tần số khác.
7.1
Nhìn trên biểu đồ ta thấy rõ:
– Độ hiệu chỉnh tối đa của mạch này có thể từ 12 ’ 15 dB
– Dải tần từ 200 Hz trở xuống và từ 2 KHz trở lên độ effê là bằng nhau.
– Từ 200 ’ 2 KHz độ effê là không đáng kể.
3.Equalizer 4 band Conventional
Loại này cũng tương tự như loại 3 band nhưng riêng dải tần mid thì được chia ra làm 2 là: Low Mid và Hight Mid vì đa số các tần số quan trọng của tiếng ca và nhạc cụ đều nằm trong dải tần này nên việc chia ra như vậy làm cho việc hiệu chỉnh chính xác hơn. Hình 7.2

4 Equalizer Parametric:
Mặc dù chia dải tần ra làm 3 band Low – Mid -Hight nhưng Equalizer loại này thường sử dụng 6 Volume, trong đó 3 Volume làm GAIN và 3 volume còn lại sử dụng để quét trên băng tần và lựa chọn tần số mà mình mong muốn sau đó sử dụng Gain để cho tần số đó qua nhiều hay ít (lấy lên hay giảm đi). Như vậy khi volume GAIN để ở vị trí giữa thì các volume quét tần số sẽ không có tác dụng
Các Mixer hiện nay thay chữ GAIN bằng chữ BOST để cho ta tạm hiểu là mạch tăng cường hay suy giảm tần số .
Ưu điểm : Rất thuận lợi trong việc hiệu chỉnh tần số, giúp cho ta loại bỏ hoặc lấy lên được các tần số mong muốn.
Nhược điểm :
+ Phức tạp và chậm trong việc xử lý tín hiệu vì phải lựa chọn tần số cùng một lúc trong nhiều band.
+ Nếu việc phân chia crossover không đúng hoặc loa bị thiếu hụt thì việc sử dụng Equalizer Parametric trở nên rất khó khăn cho người sử dụng.

Hình 7.3

3 Equalizer Sweeptype:
Để khắc phục nhược điểm của 2 loại Equalizer Parametric và Multi band, người ta kết hợp 2 loại này lại và cho ra đời Equalizer Sweeptype. Loại này sử dụng Volume tuyến tính đối với 2 band tần thấp và cao là 2 band tần dễ hiệu chỉnh và chỉ quan trọng đối với nhạc cụ còn đối với tiếng ca thì ít ảnh hưởng. Còn 2 khoảng tần số low mid vàhight mid là 2 band tần dễ gây ảnh hưởng lớn đối với tiếng ca thì dùng mạch chọn kiểu Parametric để dễ xử lý khi cần lấy lên hoặc giảm một tần số nào đó mà ta muốn. Ngày nay các Mixer chuyên nghiệp nhiều đường thường dùng mạch Equalizer này.
Ưu điểm : dễ sử dụng hơn Parametric thuần tuý vì chỉ phải chọn tần số ở 2 band lowmid và hight mid.
Nhược điểm : Thao tác vẫn còn chậm và đòi hỏi hệ thống loa phải đáp ứng đồng đều trên mọi band tần. (đa số phải sử dụng từ 3 đến 4 way)
Nếu Mixer chỉ quét 1 band thôi thì dễ xảy đến hiện tượng được tần số này thì lại thiếu tần số kia còn nếu quét 2 band tần số thì thường giá thành lên cao và đòi hỏi người sử dụng phải có thời gian làm quen với Mixer.

HÌNH 7.4

II. Equalizer sử dụng riêng biệt bên ngoài – Graphic Equalizer:

Việc hiệu chỉnh bằng Equalizer trên Mixer khi loa thiết kế không đúng hoặc việc chia bằng crosover không chuẩn thường gặp nhiều khó khăn khi ta chỉ muốn thêm hoặc bớt một khoảng tần số hẹp nào đó. Chính vì vậy thường người ta cho tín hiệu ra của từng đường hoặc toàn máy đi qua một Equalizer nữa để hiệu chỉnh tần số. Để hiệu chỉnh tần số được chính xác và theo ý muốn người ta chia nhỏ dải tần ra nhiều band và sử dụng Volume hiệu chỉnh tăng hoặc giảm cho từng band riêng biệt Equalizer loại này gọi là Graphic.
Có 3 loại Equalizer Graphic chia theo Octave:
– Một Octave : 10 cần
– 2/3 Octave : 15 cần
– 1/ 3 Octave: 30 cần
Các tần số ghi trên từng band chính là biên tần dưới của band đó tính theo số Octave sau mỗi band .
Ví dụ: Equalizer 30 cần ghi:
Hz Hz Hz Hz Hz Hz Hz Hz Hz Hz Hz Hz Hz
20 25 31,5 40 50 63 80 100 120 160 315 500 630
KHz KHz KHz KHz KHz KHz KHz KHz KHz KHz KHz KHz KHz
800 1 1.25 1.6 2 2.5 3.15 4 5 6.3 8 10 12
KHz KHz KHz KHz KHz
15 16 17.3 18 20
*. Mức hiệu chỉnh tối đa của Graphic Equalizer đến ± 12 dB
Cách hiệu chỉnh EQ Graphic
– Để tất cả các cần của EQ ở vị trí thẳng đứng (0db)
– Mở nhạc trên Mixer và nhấn nút bypass của EQ ( sử dụng hay không sử dụng EQ). Nếu EQ có volum thì chỉnh volum của EQ sao cho có hay không có EQ thì âm lượng của tiếng nhạc trên loa vẫn kêu to bằng nhau.
– Để EQ trên Mixer thẳng đứng mở nhạc va nghe tiếng loa xem dải tần Low – Mid – Hight có đồng đều hay không. Nếu quá thiếu hay quá dư tần số nào thì ta tăng hay giảm tần số đó, lưu ý là không quá ± 3dB vì trên Mixer ta vẫn còn khả năng hiệu chỉnh.
– Đẩy Micro lên mức 0dB và quay Micro về hướng loa. Nếu kiểm tra dàn loa ngoài ta đứng trên sân khấu và đi đến vị trí gần cột loa nhất nghe tiếng hú hay ùm ở tần số nào thì giảm tần số đó đi ±3dB. Nếu là Monitor hay Control ta chĩa Micro vào loa cách 1 m. Sau đó đẩy volum lên , nếu hú ở tần số nào thì giảm tần số đó nên nhớ là chỉ giảm tối đa tới 6dB thôi.
– Nếu dùng EQ để làm crossorver cho loa Sub thì ta cắt hết từ tần số 125 Hz trở lên. Sau đó nâng các tần từ 40 – 80Hz sao cho tiếng trống kik và ghita bass lên đều và nay mà không ùm là được.

Các tần số cần chú ý:
– Gây ùm bas : 100 Hz – 125 Hz -160 Hz – 250 Hz
– Độ dầy của tiếng ca : 315 Hz – 440 Hz – 630 KHz
– Hú mid: 630 KHz – 800 KHz – 1KHz – 1.6 KHz
– Hú Hightmid : 2.5 KHz – 4 KHz
– Độ nhuyễn của tiếng Cymbal: 10KHz -12KHz
Tuyệt đối không lạm dụng Equalizer quá mức sẽ gây nên hiệu ứng đỉnh nhọn trên đặc tuyến tần số của Mixer làm âm thanh có mức level không đều trên dải tần dễ gây hú hoặc ùm bass. Thường ban đầu chúng ta để thẳng đường và sau đó chỉ hiệu chỉnh với mức ±3 ’ ±6 dB với những tần số nào muốn sửa mà thôi.

Hight pass và Low pass Filters ( Lọc dải cao và lọc dải thấp)
Để loại bỏ hẳn 1 band tần nào đó không cần thiết đối với một loại nhạc cụ hoặc một loại micro nào đó người ta thiết kế các mạch lọc để loại bỏ hẳn band tần đó và gọi các bộ lọc này là bộ lọc giải cao( Hight pass Filter – HF) hoặc là bộ lọc giải thấp(low pass Filter – LF ) thực chất các mạch này chính là mạch Equalizer với độ effê từ 6 -> 24 dB và band tần bị loại bỏ có độ rộng khoảng 1 Octave

High pass Filter : Lọc dải cao . Có ý nghĩa là cho tần số phía trên đi qua và phía dưới ở lại hay thực chất chính là mạch cắt tần số thấp( Low cut). Thông thường người ta cắt từ 20 Hz ’ 100 Hz.

Hình 7.5

* Low pass filter : Lọc dải thấp tức là cho dải tần số phía dưới đi qua và cắt những tần số ở phía trên , thực chất là mạch cắt tần số cao (Hight cut) Thông thường có thể cắt 1 Octave với các mức từ 800 Hz’ 2,5 KHz ’ 10 KH

Hình 7.6

Hình 7.7:

GHI NHỚ VÀ BÀI HỌC THỰC TẾ:

– Tuyệt đối không lạm dụng Equalizer quá mức để chống hú vì nếu cắt quá nhiều tiếng ca sẽ bị méo và bí, làm cho người hát rất khó chịu và giọng ca không còn trung thực nữa. Vì vậy nếu đã cắt tần số nào đó đến 6 dB mà vẫn hú thì nên xem lại cách hiệu chỉnh trên mixer, xem lại volum main hoặc chỉnh lại hướng loa.
– Ban đầu khi ráp máy nên để các cần Equalizer ở vị trí giữa(0 dB). Khi chỉnh các volume của mixer đến các vị trí ± 3 dB( khoảng 10h hoặc 2 h) mà thấy tần số cần thiết vẫn không đủ thì mới hiệu chỉnh đến Equalizer. Nhưng chúng chỉ tăng hoặc giảm 3 dB ở Equalizer mà thôi.
– Khi chỉnh volume tổng của Equalizer ta nên để volume MASTER của mixer ở vị trí 0 dB. Sau đó phát nhạc và hiệu chỉnh volume tổng của EQ sao cho tiếng nhạc phát ra khi đi qua EQ và khi không đi qua EQ ( bypass) bằng nhau là được.
– Nên sử dụng thêm các Equalizer cho các đường monito và control ca để việc hiệu chỉnh tần số thêm hiệu quảvà tăng thêm khả năng chống hú cho loa Control ca.

Chat Zalo